I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng vai tay là một bệnh khá phổ biến trên lâm sàng. Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ. Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa đốt sống cổ. Tác giả Đặng ngọc Trúc và Trần ngọc Ân nghiên cứu trong 10 năm ( 1979- 1988) tại bệnh viên Bạch mai, nhận thấy thoái hóa cột sống cổ chiếm 64,5% trong số các bệnh lý về khớp do thoái hóa, trong đó hư đốt sống cổ đứng thứ hai trong các bệnh hư khớp.
Cột sống cổ có mối liên quan giải phẫu đặc biệt với các rễ thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay nên hội chứng vai tay là biểu hiện lâm sàng rất thường gặp của bệnh.
Y học cổ truyền mô tả bệnh này thuộc phạm vi chứng tý, nguyên nhân do phong hàn thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân lúc chính khí hư suy, khiến cho khí huyết vận hành không thông, làm gân cốt, cơ bắp, khớp xương bị đau, tê dại, co duỗi khó khăn. Để điều trị hội chứng này y học hiện đại sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm nhưng có nhiều tác dụng phụ và giá thành cao. Tại Việt nam, phương pháp điều trị bằng điện châm để điều trị nhiều bệnh lý có kết quả cao, có tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá một các khách quan, khoa học giá trị của phương pháp này. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:
Đánh giá tác dụng lâm sàng của điện châm trong điều trị hội chứng vai tay do thoái hóa cột sống cổ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
* 30 bệnh nhân được chẩn đoán là hội chứng vai tay do thoái hóa đổt sống cổ đến điều trị tại khoa phụ, BV YDCT Thanh Hóa, từ tháng 02/2009 đến tháng 11 năm 2010.
* Không kèm theo các bệnh lý mạn tính.
2.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán
* YHHĐ: đau vùng cổ gáy lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay kèm theo tê bì. Hạn chế vận động đốt sống cổ, khớp vai. Đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
+ Lâm sàng:
- Đau vùng gáy cấp tính: vẹo cổ cấp, cứng cổ.
- Đau mạn tính: đau liên tục hoặc từng đợt khi vận động cổ, có cảm giác nặng ở vùng gáy, đau lan lên vùng chẩm và vai, hạn chế một số động tác của cổ, khớp vai ,dễ tái phát.
- Đau thần kinh cổ - cánh tay: kèm theo tê cánh - cẳng tay, có thể bàn tay.
- Đau đầu: đau vùng gáy lên cùng chẩm, chóng mặt khi quay đầu, thay đổi tư thế.
+ Cận lâm sàng: có thoái hóa đốt sống cổ biểu hiện:
- Gai xương thân đốt.
- Hẹp đĩa đệm.
- Thương tổn biến dạng khớp liên mỏm gai sau và lỗ tiếp hợp.
- Loại trừ các tổn thương khác: viêm, lún đốt sống do ung thư.
* YHCT: Căn cứ vào thể trạng bệnh nhân qua tứ chẩn, bát cương để chẩn đoán, qui nạp hội chứng. Chọn bệnh nhân thuộc chứng tý ở cùng cổ, vai, cánh tay. Đau âm ỉ, đau tăng khi vận động, chườm nóng đỡ đau, chất lưỡi trắng, mạch phù khẩn hoặc trầm tế.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trử
* YHHĐ:
- Hội chứng cổ, vai, cánh tay do viêm quanh khớp vai, chấn thương, các khối u tại cột sống.
- Bỏ điều trị trên 3 ngày.
- Mắc các bệnh mãn tính: lao, xẹp đốt sống cổ.
* YHCT: bệnh nhân đau cổ, vai, cánh tay không thuộc thể hàn tỳ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
+ Địa điểm: Khoa phụ, BV YDCT Thanh Hóa.
+ Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng (so sánh trước và sau điều trị). Mỗi bệnh nhân được theo dõ bằng một bệnh án theo mẫu thống nhất.
+ Phương pháp chọn mẫu: 30 bệnh nhân theo sơ đồ sau
BN đau hạn chế vận động đốt sống cổ
Hỏi bệnh, lâm sàng. xét nghiệm, X quang
Trước điều trị <------------- So sánh -------------> Sau điều trị
2.3 Công thức huyệt và phương pháp tiến hành:
+ Chọn huyệt theo nguyên tắc: tuần kinh thủ huyệt và huyệt tại chỗ theo kinh thủ dương minh Đại trường, thủ thiếu dương Tam tiêu, thủ thái dương Tiểu trường, túc thái dương Bàng quang và mạch giáp tích cổ.
+ Chất liệu nghiên cứu: kim hào châm và kim hoàn khiêu do Việt Nam sản xuất, máy điện châm M7 do viện châm cứu Việt Nam sản xuất.
+ Phác đồ huyệt:
- Châm tả: Phong trì
Giáp tích C4,5,6
Kiên ngung ----------> Tý nhu
Thủ tam lý ----------> Khúc trì
Ngoại quan ----------> hợp cốc
- Châm bổ: Can du
Thận du
+ Kỹ thuật châm:
- Phải chính xác, nhẹ nhàng, đắc khí. Nối dây đúng kênh Bổ và kênh Tả theo yêu cầu điều trị.
- Tần số, cường độ kích thích phù hợp từng bệnh nhân.
- Thời gian kích thích: 20 ---> 30 phút.
- Thời gian điều trị: 30 ngày, mỗi ngày châm một lần.
2.4 Chỉ tiêu quan sát, theo dõi và đánh giá kết quả:
* Lâm sàng:
- Hỏi: thời gian mắc bệnh, yếu tố khởi phát bệnh, tuổi, giới.
- Khám: nội khoa, X quang, điện não đồ.
- Chỉ số: đánh giá mức độ đau (dựa vào thang nhìn)
Mức độ đau
|
1 điểm
|
2 điểm
|
3 điểm
|
Bn tự cho điểm
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
0 điểm: không đau
1 điểm: xếp loại tốt
2 điểm: xếp loại khá
3 điểm: xếp loại kém
- Chỉ số 2: vận động cột sống cổ:
+ Tốt: nếu góc vận động cúi ngửa cổ lớn hơn 30º
Nghiêng phải, trái, xoay sang phải, trái lớn hơn 40°
+ Khá: Nếu góc vận động cúi, ngửa cổ lớn hơn 20º đến 30º
Nghiêng phải, trái; xoay sang phải, trái lớn hơn 25º đến 39º
+ Kém: Nếu góc vận động cúi, ngửa cổ dưới 20º
Nghiêng phải, trái; xoay sang phải, trái dưới 25º
- Chỉ số 3: vận động khớp vai:
+ Tốt: Khi đưa tay ra ngang, lên trên lớn hơn 120º
Khi đưa tay ra trước, lên trên lớn hơn 120º
Khi đưa tay ra sau lớn hơn 61º
+ Khá: Khi đưa tay ra ngang, lên trên từ 61º đến 120º
Khi đưa tay ra trước, lên trên 61º đến 120º
Khi đưa tay ra sau từ 31º đến 60º
+ Kém: Khi đưa tay ra ngang, lên trên từ 0º đến 60º
Khi đưa tay ra trước, lên trên từ 0º đến 60º
Khi đưa tay ra sau từ 0º đến 30º
* Thời gian đánh giá: 10,20,30 ngày.
* Cận lâm sàng:
- X quang cột sống cổ trước điều trị để chẩn đoán xác định.
* Kết quả chung: dựa vào 3 chỉ số trên, chia 3 mức độ:
- Tốt (khỏi): 3 chỉ số mức độ tốt
- Khá (đỡ): 3 chỉ số mức độ khá
- Kém: 3 chỉ số mức độ kém.
2.5 Xử lý số liệu
Chương trình EPI - INFO 6.04, cùng thuật toán thích hợp (X, SD, P)
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1: Phân bố theo tuổi.
Tuổi
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Dưới 40
|
07
|
23
|
40 - 49
|
07
|
23
|
50 - 59
|
07
|
23
|
60 - 69
|
04
|
14
|
Trên 70
|
05
|
14
|
Tổng
|
30
|
100
|
Nghiên cứu khác của giáo sư Trần Ngọc Ân: Tỷ lệ tuổi40 - 49 chiếm 50 %. Nghiên cứu trong đề tài: lứa tuổi 40 - 59 chiếm 60%
Nhận xét: đây là lứa tuổi phù hợp với giai đoạn tiền mãn kinh điều trị tại khoa phụ.
Bảng 3.2: Phân bố theo nghề nghiệp.
Nghề nghiệp
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ%
|
Lao động chân tay
|
05
|
17
|
Lao động trí óc
|
18
|
60
|
Nghề nghiệp khác
|
07
|
23
|
Tổng
|
30
|
100
|
Nghiên cứu khác: lao động chân tay chiếm 60%.
Nghiên cứu trong đề tài: lao động trí óc chiếm 60%
Bảng 3.3: Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Dưới 1 tháng
|
09
|
30
|
1 - 3 tháng
|
07
|
23
|
Trên 3 tháng
|
15
|
47
|
Tổng
|
30
|
100
|
* Nhận xét: số bệnh nhân mắc bệnh trên 3 tháng chiếm 47%
3.2 Đặc điểm lâm sàng:
Bảng 3.4: so sánh biểu hiện lâm sàng trước va sau điều trị.
Biểu hiện lâm sàng
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
Có
|
Tỷ lệ %
|
khỏi, đỡ
|
Tỷ lệ %
|
Còn
|
Tỷ lệ %
|
Đau vai gáy
|
30
|
100
|
27
|
90
|
03
|
10
|
Tê cánh tay, cẳng tay
|
20
|
67
|
16
|
80
|
04
|
20
|
Tê bì các ngón tay
|
15
|
50
|
13
|
86
|
02
|
14
|
Hạn chế v/đ cột sống cổ
|
30
|
100
|
28
|
93
|
02
|
07
|
Hạn chế v/đ khớp vai
|
25
|
83
|
18
|
72
|
07
|
28
|
Chóng mặt khi thay đổi tư thế
|
09
|
30
|
08
|
88
|
01
|
12
|
Mệt mỏi toàn thân
|
15
|
50
|
15
|
100
|
0
|
0
|
* Nhận xét: trong số bệnh nhân nghiên cứu có 100% đau vai gáy, 100% hạn chế vận động cột sống cổ. Sau điều trị 10% đau vai gáy, 7% hạn chế vận động cột sống cổ.
Bảng 3.5: Vận động cột sống cổ trước và sau điều trị.
Vận động cột sống cổ
|
Thời gian điều trị
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Cúi ngửa
|
Lớn hơn 30º
|
11
|
30
|
22
|
73
|
Lớn hơn 20º đén 29º
|
15
|
50
|
08
|
27
|
Dưới 20º
|
04
|
20
|
0
|
0
|
Nghiêng xoay sang phái đối diện bên đau
|
Lớn hơn 40º
|
05
|
16
|
25
|
84
|
Lớn hơn 25º đến 39º
|
23
|
76
|
05
|
16
|
Dưới 30º
|
02
|
08
|
0
|
0
|
Nhận xét: trước điều trị có 20% bệnh nhân vận động cúi ngửa cột sống cổ kém, sau điều trị không còn bệnh nhân vận động kém. Trước điều trị có 30% bệnh nhân vận động cột sống cổ tốt, sau điều trị có 73% xếp loại tốt.
Bảng 3.6: Sự biến đổi góc vận động khớp vai khi đưa tay ra ngang lên trên.
Nhóm
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
P
|
Trước điều trị
|
94,5º
|
43,9º
|
<0,001
|
Sau điều trị
|
174,1º
|
8,55º
|
Nhận xét: trước điều trị, góc vận động khớp vai khi đưa tay ra ngang lên trên xếp loại khá. Sau điều trị, góc vận động khớp vai xếp loại tốt. Sự thay đổi có ý nghĩa thông kê với P < 0,001.
Bảng 3.7: Sự biến đổi góc vận động khớp vai khi đưa tay ra trước lên trên.
Nhóm
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
P
|
Trước điều trị
|
103º
|
47,78º
|
<0,001
|
Sau điều trị
|
165,74º
|
13,76º
|
Nhận xét: trước điều trị, góc vận động khớp vai khi đưa tay ra ngang lên trên xếp loại khá. Sau điều trị, góc vận động khớp vai xếp loại tốt. Sự thay đổi có ý nghĩa thông kê với P < 0,001.
Bảng 3.8: Sự biến đổi góc vận đông khớp vai khi đưa tay ra sau
Nhóm
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
P
|
Trước điều trị
|
43,34º
|
6,05º
|
<0,001
|
Sau điều trị
|
59,96º
|
4,05º
|
Nhận xét: trước điều trị, góc vận động khớp vai khi đưa tay ra ngang lên trên xếp loại khá. Sau điều trị, góc vận động khớp vai xếp loại tốt. Sự thay đổi có ý nghĩa thông kê với P < 0,001
Bảng 3.9: So sánh mức độ đau theo cảm giác chủ quan (dựa vào thang nhìn)
Mức độ đau
|
Không đau
(0 điểm)
|
Đau ít
(1 điểm)
|
Đau trung bình (2 điểm)
|
Đau nhiều
(3 điểm)
|
Thời gian điều trị
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Trước điều trị
|
0
|
0
|
5
|
15
|
20
|
68
|
5
|
16
|
Sau 20 ngày
|
15
|
50
|
2
|
6
|
10
|
34
|
3
|
10
|
Sau 30 ngày
|
28
|
93
|
0
|
0
|
2
|
7
|
0
|
0
|
* Nhận xét: trước điều trị có 60% đau mức độ trung bình, sau điều trị còn 7% bệnh nhân đau trung bình, không còn bệnh nhân đau nhiều.
3.3 Kết quả xếp loại chung sau điều trị
Bảng 3.10: Kết quả chung sau điều trị.
Phân loại kết quả
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lê %
|
Tôt
|
25
|
83
|
Khá
|
5
|
17
|
Kém
|
0
|
0
|
Tổng số
|
30
|
100
|
* Nhận xét: sau điều trị có 83% xếp loại tốt, không còn bệnh nhân xếp loại kém.
Bảng 3.11: Kết quả theo YHCT
Các triệu chứng lâm sàng
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Đau vùng cổ gáy
|
30
|
100
|
3
|
10
|
Đau vùng vai tay
|
28
|
93
|
1
|
7
|
Vận động hạn chế
|
30
|
100
|
7
|
28
|
Mất ngủ
|
20
|
66
|
3
|
10
|
Mệt mỏi
|
15
|
50
|
0
|
0
|
Ăn kém
|
25
|
83
|
0
|
0
|
Rêu lưỡi trắng
|
30
|
100
|
0
|
0
|
Chất lưỡi nhợt
|
25
|
83
|
3
|
10
|
Mạch phù khẩn
|
25
|
83
|
7
|
28
|
Mạch trầm tế
|
5
|
17
|
2
|
6
|
* Nhận xét: các bệnh nhân nghiên cứu trong đề tài có 100% triệu chứng đau vùng cổ gáy, 93% đau vùng vai tay. Sau điều trị còn 7%. Trước điều trị có 100% vận động hạn chế vùng cổ gáy, sau điều trị còn 28%. Các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, ăn kém đều cải thiện đáng kể.
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Điện châm có tác dụng cải thiện triệu chứng đau trong hội chứng vai tay một cách rõ rệt.
Sau 30 ngày điều trị, chỉ còn 2 bệnh nhân có cảm giác đau trung bình.
2. Điện châm có tác dụng thay đổi vận động cột sống cổ theo chiều hướng tốt. Không còn bệnh nhân vận động kém.
3. Điện châm có tác dụng thay đổi sự biến đổi góc vận động khớp vai cả 3 tư thế chiều hướng tốt với P < 0,001.
4, Kiến nghị: Thoái hóa đối sống cổ là bệnh hay gặp trên lâm sàng, các nghiên cứu khoa học mới dừng lại ở mức độ đánh giá tác dụng giảm đau và hạn chế vận động. Tuy nhiên thoái hóa đốt sống cổ còn chèn ép mạch máu, gây thiếu máu não. Do đó có thể phát triển nghiên cứu theo hướng điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm và xoa bóp.
|