I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính (TNTHNMT) là tình trạng bệnh lý có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, nhưng có cùng một cơ chế bệnh sinh, đó là thiếu máu nuôi não. Bệnh phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí não, [27, 28] làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, khả năng lao động và sinh hoạt của BN.
Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh TNTHNMT, nhưng các y văn đã công bố từ nhiều thế kỷ nay như: Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh - thế kỷ XIV); Âm án, Dương án (Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác - thế kỷ XVIII), mô tả khá chi tiết, nhiều chứng tương ứng TNTHNMT như: đầu thống, huyễn vựng, thất miên v.v... [54, 56].
Để điều trị các chứng bệnh trên, YHCT đã sử dụng nhiều bài thuốc, vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng chất và các phương pháp pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh v.v... đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Là bệnh mạn tính cần điều trị liên tục, lâu dài, việc sử dụng các tân dược thường gây ra một số tác dụng không mong muốn, vì vậy hiện nay việc sử dụng thuốc y học cổ truyền để chữa trị càng được khuyến cáo nên dùng, nhờ lợi ích có thể dùng lâu dài, hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bài thuốc "Ích khí điều vinh thang" của Vương Khẳng Đường (Trung Quốc) với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu tác dụng bài thuốc "Ích khí điều vinh thang" trong điều trị TNTHNMT dựa trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên thuốc.
II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thành phần bài thuốc: "Ích khí điều vinh thang"
Hoàng kỳ (chế)
|
16g
|
Bán hạ (chế)
|
12g
|
Mạch môn
|
08g
|
Nhân sâm
|
06g
|
Cam thảo
|
04g
|
Thăng ma
|
10g
|
Bạch truật (chế)
|
12g
|
Bạch thược
|
12e
C-
|
Sài hồ
|
08g
|
Trần bì
|
08g
|
Thục địa
|
122
<_
|
|
|
Thuốc được sắc tại khoa dược bệnh viện ngày 1 thang chia 2 lần sáng - chiều trước bữa ăn 15 phút mỗi lần 170 ml.
* Chỉ định: TNTHNMT.
* Chống chỉ định: Cao HA, mẫn cảm với thuốc.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 35 BN được điều trị tại Khoa nội - Bệnh viện YHCT Thanh Hoá. Liệu trình: 30 ngày.
2.1.1. YHHĐ
Chọn những BN có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
2.2.1.1. Tiêu chuẩn lâm sàng
Chọn BN được chẩn đoán TNTHNMT theo tiêu chuẩn của Phạm Khuê (1988) [27, 32]. Đánh giá cho điểm các triệu chứng theo bảng chẩn đoán TNTHNMT của KhadJjev (1979) (bảng 2.1). Chọn những BN có tổng số điểm 23,9 điểm trở lên.
Bảng 2.1: Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán TNTHMT của Khadjev (1979) [14]
STT
|
Triệu chứng
|
Điểm chuẩn
|
Có
|
Không
|
1
|
Thường xuyên bị đau đầu
|
2.5
|
0
|
2
|
Cảm giác nặng trong đầu
|
1.8
|
0
|
3
|
Đau đầu thất thường, thỉnh thoảng
|
0
|
0.9
|
4
|
Đau đầu vùng thái dương
|
0
|
0.9
|
5
|
Đau đầu vùng chẩm gáy
|
1.7
|
0
|
6
|
Chóng mặt
|
2
|
0
|
7
|
Váng đầu thất thường, thỉnh thoảng
|
0
|
0.9
|
8
|
Chóng mặt khi quay đầu, ngửa cổ
|
2.3
|
0
|
9
|
Ù tai khi làm việc căng thẳng
|
0
|
0.6
|
10
|
Tỉnh dậy lúc nửa đêm
|
3.2
|
0
|
11
|
Tỉnh dậy lúc gần sáng
|
0
|
3.1
|
12
|
Hay quên những việc mới xảy ra
|
4
|
0
|
13
|
Giảm trí nhớ liên tục
|
3
|
0
|
14
|
Đôi khi giảm trí nhớ
|
2.8
|
0
|
15
|
Dễ xúc động, mủi lòng
|
2.2
|
0
|
16
|
Dễ nổi nóng, bực tức, không tự chủ
|
2.2
|
0
|
17
|
Thần kinh luôn căng thẳng, mệt mỏi
|
2.6
|
0
|
18
|
Giảm khả năng làm việc trí óc
|
3.2
|
0
|
19
|
Giảm tốc độ làm việc, chậm chạp
|
1.8
|
0
|
20
|
Khó khăn khi di chuyển sang việc khác
|
1.7
|
0
|
2.2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào diện nghiên cứu các BN sau:
+ Tiền sử tai biến mạch máu não.
+ HA trên 140/90 mmHg.
+ Rối loạn tâm thần.
+ Có các bệnh cấp tính.
+ Mắc bệnh mạn tính quan trọng như: lao, xơ gan. suy thận, nhiễm HIV, AIDS...
+ Không điều trị đúng quy trình nghiên cứu.
2.2.2. Phân loại TNTHNMT theo ba thể YHCT
- Khí huyết lưỡng hư.
- Tỳ hư đàm trệ.
- Can thận âm hư.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu theo phương pháp mở, so sánh KQ trước và sau điều trị.
2.3.1. Phương pháp khám, chẩn đoán TNTHNMT theo YHHĐ và YHCT:
2.3.1.1. Khám theo YHHĐ
* Lâm sàng: các triệu chứng chủ quan: chẩn đoán xác định khi có tổng số điểm từ 23,9 trở lên theo Khadjev (bảng 2.1) nêu trên.
* Cận lâm sàng:
2.3.1.2. Khám theo YHCT
Bảng 2.2: Các thể bệnh theo YHCT.
Thể bệnh
Tứ chẩn.
|
Tỳ hư đàm trệ
|
Khí huyết lưỡng hư
|
Can thận âm hư
|
Vọng
|
Béo bệu, sắc hồng, chất lưỡi bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng.
|
Gầy hoặc trung; bình, sắc mặt nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng.
|
Gầy, sắc mặt đỏ, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng mỏng.
|
Văn
|
Tiếne nói nhỏ rõ, hơi thở không hôi.
|
Tiếng nói nhỏ yếu, hơi thở ngắn.
|
Tiếng nói nhỏ rõ, hơi thở không hôi.
|
Vấn
|
Đầu luôn căng đau, choáng váng, tối sầm, hoặc đầu nặng mà nhức người mệt mỏi nặng, nề, bụng buồn đầy, buồn nôn, chán ăn. Đại tiện bình thường hoặc sống phân. Tiểu tiện trong dài.
|
Váng; đầu, chóng mặt, hoa mắt, hoặc có cảm giác đầu như trốn u rỗng, làm việc quá sức đau đầu, chóng mặt tăng lên, hồi hộp hay quên, mất ngủ, ăn kém, đẩy bụng. Đại tiện có thể bình thường hoặc hơi táo. Tiểu tiện ít.
|
chóng mặt, váng đầu, tai ù, mỏi sáy, họng khô, bứl rứt ít ngủ, hay nằm mộng, lưng gối nhức mỏi. Đại tiện táo. Tiểu tiện vàng, sẻn.
|
Thiết
|
Mạch trầm, hoạt hoặc nhu, hoạt.
|
Mạch tế, nhược.
|
Mạch tế, sác.
|
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
BN được khám và phát hiện tác dụng không; mong muốn một lần theo ngày nhất định trong tuần.
Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng; được đánh giá vào ngày thứ nhất (N0) và ngày cuối cùng của đợt điều trị (N30).
2.3.2.1. Theo Y học hiện đại
* Theo dõi vê lâm sàng:
- Triệu chứng chủ quan: được theo dõi và đánh giá cho điểm theo bảng Khadjev (bảng 2.1).
* Một số chỉ tiêu khác:
- Theo dõi HA: BN nghỉ ngơi 15 phút trước lúc đo, đo vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày (8 - 10 giờ sáng).
Theo dõi cận lâm sàng:
Tất cả các BN trong nhóm nghiên cứu đều được kiểm tra hai lần (trừ X. quang) vào ngày N0, N30 các xét nghiệm sau:
* Các xét nghiệm về sinh hoá máu:
* Xét nghiệm huyết học:
* Chụp X quang cột sống cổ:
2.3.2.2. Theo YHCT
Để theo dõi và đánh giá chúng tôi dựa vào chẩn đoán bát cương gồm ba nhóm: lý hư nhiệt, lý hư hàn, lý hư hàn nhiệt thác tạp; chẩn đoán tạng phủ, khí huyết chia thành ba thể: khí huyết lưỡng hư, tỳ hư đàm trệ, can thận âm hư; những biểu hiện về lưỡi và mạch.
2.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả
2.3.3.1. Đánh giá kết quả lâm sàng theo YHHĐ
- Dựa vào bảng điểm Khadjev so sánh trước và sau đợt điều trị để đánh giá kết quả theo 5 mức độ:
+ Khỏi (A): số điểm sau điều trị bằng 0.
+ Đỡ nhiều (B): giảm bằng hoặc hơn 50% số điểm so với trước điều trị.
+ Đỡ ít (C): giảm dưới 50% số điểm so với trước điều trị.
+ Không đỡ (D): số điểm không thay đổi.
+ Nặng lên (E): số điểm tăng lên so với trước điều trị.
- So sánh điểm của các nghiệm pháp trí tuệ trước và sau đợt điều trị.
2.3.3.2. Đánh giá kết quả cận lâm sàng
2.3.3.3. Đánh giá kết quả theo YHCT
So sánh sự biến đổi của các thể trước và sau điều trị.
So sánh biến đổi về lưỡi và mạch YHCT theo bảng sau (bảng 2.3):
Bảng 2.3: Phân loại kết quả theo lưỡi, mạch YHCT
Chỉ tiêu
|
Tốt
|
Khá
|
Kém
|
Biểu hiện về lưỡi
|
Chất lưỡi hồng nhuận
|
Chất lưỡi hồng thon
|
Không thay đổi
|
Biểu hiện về mạch
|
Mạch hoà hoãn
|
Mạch trầm hữu lực
|
Không thay đổi
|
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học bằng chương trình EPI. INFO 6.04.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂM SÀNG THEO YHHĐ
3.2.1. Biến đổi điểm lâm sàng trước và sau điều trị
Bảng 3.9: Biến đổi điểm lâm sàng trước và sau điều trị (n = 35).
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
Điểm trung bình
|
24,55 ± 0,42
|
11,36 ±2,25
|
So sánh
|
p < 0,001
|
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị theo mức độ phục hồi lâm sàng
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả điều trị theo mức độ phục hồi lâm sàng (n=35)
Mức độ
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Khỏi (Hết các triệu chứng lâm sàng) A
|
2
|
5,7
|
Đỡ nhiều (giảm > 50% điểm lâm sàng) B
|
24
|
68,6
|
Đỡ ít (giảm < 50% điểm lâm sàng ) C
|
09
|
25,7
|
Không đỡ (điểm lâm sàng không thay đổi) D
|
0
|
0
|
Nặng lên (điểm lâm sàng tăng lên) E
|
0
|
0
|
3.2.3. Đánh giá sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng
Theo dõi sự biến đổi của từng triệu chứng lâm sàng sau đợt điều trị, chúng tôi thu được kết quả như trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11: Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị
của nhóm BN nghiên cứu.
Triệu chứng
|
Số BN
|
Hiệu quả điều trị theo mức độ
|
Khỏi
|
Đỡ (B và C)
|
Không đỡ
|
Số
BN
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số
BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số
BN
|
Tỷ lệ (7c)
|
Đau đầu
|
35
|
25
|
71,4
|
9
|
25,7
|
1
|
2,9
|
Chóng mặt
|
35
|
23
|
65,7
|
9
|
25,7
|
3
|
8,58
|
Mệt mỏi toàn thân
|
35
|
26
|
74,2
|
7
|
20
|
2
|
5,8
|
Rối loạn giấc ngủ
|
32
|
11
|
34,3
|
14
|
43,7
|
7
|
21,95
|
Giảm trí nhớ
|
24
|
9
|
37,5
|
13
|
54,1
|
2
|
8.3
|
Hội chứng vai gáy
|
17
|
7
|
41,2
|
9
|
52,9
|
1
|
5,88
|
Rối loạn cảm xúc
|
18
|
10
|
55,5
|
8
|
54,5
|
0
|
0
|
Ù tai
|
8
|
2
|
25
|
4
|
50
|
2
|
25
|
3.2.4. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ phục hồi lâm sàng và thời gian bị bệnh
3.12: Liên quan giữa mức độ phục hồi lâm sàng với thời gian bị bệnh
Thời gian bị bệnh
|
Số BN
|
Kết quả
|
Khỏi
|
Đỡ nhiều
|
Đỡ ít
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Dưới 3 năm
|
17
|
2
|
11,7
|
14
|
82.3
|
1
|
5,9
|
3 năm - 5 năm
|
11
|
|
|
8
|
72,7
|
->
i
|
27,3
|
Trên 5 năm
|
7
|
|
|
3
|
42,9
|
4
|
57,1
|
3.2.5. Mạch và HA trước và sau điều trị
Bảng 3.13: Sự biến đổi chỉ số nhịp mạch và HA trước và sau điều trị (n = 35)
Chỉ tiêu
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
|
Nhịp mạch (lần/phút)
|
73,65 + 6,67
|
72,85 ±4,14
|
p > 0,05
|
HA tối đa (mmHg)
|
102,57 + 12,42
|
108 ±8,17
|
p < 0,01
p
|
HA tối thiểu (mmHg)
|
65,57 + 6,21
|
70,85 ± 5,23
|
p < 0,01
|
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂM SÀNG THEO YHCT
3.3.1. Đánh giá sự biến đổi về mạch theo YHCT
Bảng 3.16: Sự biến đổi về mạch sau điều trị.
Biểu hiện mạch
Tổng số
Tỏng sô
|
Tốt
(Hoà Hoãn)
|
Khá
(Trầm hữu lực)
|
Kém
(Không thay đổi)
|
Số BN
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ
(%)
|
35
|
9
|
25,72
|
21
|
60
|
5
|
14,28
|
3.3.2. Đánh giá sự biến đổi về lưỡi theo YHCT
3.17: Sự biến đổi về lưỡi trước và sau điều trị (n = 35)
Biểu hiện về lưỡi
Tổng số
|
Hồng nhuận
|
Hồng thon
|
Không thay đổi
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số BN
|
Tỷ lệ (%)
|
35
|
11
|
31,42
|
18
|
51,4
|
4
|
17,25
|
3.3.3. Đánh giá mức độ phục hồi lâm sàng đối với từng thê bệnh theo YHCT
Bảng 3.18: Mức độ phục hồi lâm sàng đối với từng thể bệnh theo tạng phủ, khí huyết sau điều trị.
YHCT
|
Số
BN
|
Khỏi
|
Đõ nhiều
|
Đõ ít
|
Số
BN
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số
BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Số
BN
|
Tỷ lệ (%)
|
Khí huyết hư
|
12
|
2
|
16,7
|
8
|
66,6
|
2
|
16,7
|
Tỳ hư đàm trệ
|
11
|
0
|
|
7
|
63,6
|
4
|
36,4
|
Can thận âm hư
|
12
|
0
|
|
9
|
75
|
3
|
25
|
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
3.4.1. Biến đổi các chỉ tiêu huyết học sau điều trị
Bảng 3.19: Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học trong nhóm BN
nghiên cứu trước và sau điều trị (n = 35).
Chỉ tiêu
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
|
Hồng cầu (|Ll/ul)
|
4,770 ± 0,627
|
4,89 ± 0,529
1
|
p > 0.05
|
Bạch cầu (K/ul)
|
6,642 ± 1,626
|
6,942 ± 1.693
|
p > 0.05
|
Tiểu cầu (K/ul)
|
220,3 ± 68,3
|
229.7 ± 63.9
|
p > 0.05
|
Huyết sắc tố (g/dl)
|
13,57 ± 1.224
|
13.68 ± 1.375
|
p > 0,05
|
3.4.2. Biến đổi các chỉ tiêu sinh hoá máu sau điều trị
Bảng 3.20: Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hoá máu trong nhóm BN
nghiên cứu trước và sau điều trị (n = 35).
Chỉ tiêu
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
|
Urê (mmol/1)
|
5,067 ± 0,872
|
4,915 ±0,837
|
p > 0,05
|
Creatinin (|Limol/l)
|
72,45 ± 30,15
|
72,17 ±28,45
|
p > 0,05
|
SGOT (U/L)
|
32,13 ± 7,525
|
32,27 ± 7,241
|
p > 0,05
|
SGPT (U/L)
|
33,58 ± 8,672
|
33,21 ± 8,125
|
p > 0,05
|
Bảng 3.21: Sự biến đổi cholesterol toàn phần ở nhóm có cholesterol cao
và nhóm có cholesterol bình thường (n = 35)
Chỉ tiêu
|
Số BN
|
Trước điều trị
|
Sau điều trị
|
P
|
Nhóm có tăng cholesterol máu (mmol/1)
|
15
|
6,15 ±0,91
|
5,56 ± 0,81
|
p < 0,05
|
Nhóm có cholesterol máu bình thường (mmol/1)
|
20
|
4,93 ± 0,58
|
4,89 ± 0,63
|
p > 0,05
|
3.5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC
Trong suốt quá trình điều trị, ở 35 BN nghiên cứu chúng tôi không thấy xuất hiện những tác dụng không mong muốn.
IV. BÀN LUẬN
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BN NGHIÊN CỨU
4.1.1. Về tuổi, giới, nghề nghiệp: Không có ý nghĩa thống kê
4.1.2. Về thời gian mắc bệnh:
Nhóm bệnh nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh dưới một năm chiếm tỉ lệ thấp 2/35 BN (5,7%).
4.1.3. Về đặc điểm theo hàn nhiệt
Bảng 3.8 cho thấy: nhóm BN có biểu hiện lý hư nhiệt chiếm tỉ lệ cao nhất là 14/35 BN (40%), nhóm lý hư hàn chiếm 12/35 BN (347c), nhóm lý hư hàn nhiệt thác tạp chiếm 9/35 BN (26%).
4.1.4. Về đặc điểm theo kết quả trên X quang
Kết quả cho thấy: 70% BN có biến đổi trên phim X quang. Theo YHCT, thận chủ cốt tuỷ, vì vậy ở người cao tuổi, thận hư nên xương cốt có những biến đổi theo.
4.2. VỀ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC“ÍCH KHÍ ĐIỀU VINH THANG” TRÊN LÂM SÀNG
4.2.1. Tác dụng điều trị qua thang điểm Khadjev
Sau điều trị, kết quả bảng 3.9 cho thấy: điểm trung bình trước điều trị của nhóm BN là 24,55 ± 0,42; sau đợt điều trị là 11,36 ± 2,25. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
4.2.6. Tác dụng lên mạch và HA
Thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
4.2.7. Về tác dụng đến mạch và lưỡi theo YHCT
Các loại mạch hay gặp trên lâm sàng ở BN TNTHNMT là trầm nhược, trầm hoạt, nhu hoạt, tế nhược, tế sác.
Chúng tôi cho rằng thuốc có tác dụng bổ khí huyết, kiện tỳ, trừ đàm, tư dưỡng can thận âm, do đó cải thiện được các triệu chứng về mạch và lưỡi.
4.2.8. Về tác dụng lên các thể bệnh theo YHCT
Dữ liệu bảng 3.18 cho thấy: việc điều trị các thể khí huyết hư, tỳ hư đàm trệ và can thận âm hư đều có kết quả rõ rệt. Kết quả giữa các nhóm chênh nhau không nhiều (p > 0,05), nhưng nhìn chung thể khí huyết hư đạt kết quả cao nhất: 83,3%; thể can thận âm hư: 75%; thể tỳ hư đàm trệ thấp hơn: 63,6%. Tuy nhiên do số lượng BN được nghiên cứu chưa nhiều nên chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu với số lượng nhiều hơn để có thể đưa ra kết luận khách quan.
4.2. VỀ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC“ÍCH KHÍ ĐIỀU VINH THANG” TRÊN CẬN LÂM SÀNG
4.4.1. Đối với các chỉ tiêu huyết học
Thuốc có tác dụng làm tăng chất lượng máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố đều tăng lên tuy nhiên sự khác biệt trước và sau điều trị chưa có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
4.4.2. Đối với các chỉ tiêu sinh hoá
Dữ liệu bảng 3.20 cho thấy: sau điều trị các chỉ số sinh hoá máu như urê, creatinin, SGOT, SGPT thay đổi không đáng kể và đều ở trong giới hạn bình thường. Điều này chứng tỏ: Thuốc không ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.
Dữ liệu bảng 3.21 cho thấy nhóm BN có cholesterol máu cao trước điều trị: 6,15 ± 0,91 mmol/1, sau đợt điều trị giảm xuống: 5.56 ± 0,81 mmol/1 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm BN có cholesterol máu bình thường trước điều trị: 4,93 ± 0,58 mmol/1, sau điều trị: 4,83 ± 0,63 mmol/1 giảm chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Như vậy thuốc có tác dụng giảm cholesterol ở những bệnh nhân có cholesterol máu cao.
4.4. VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC
Trong quá trình điều trị không thấy xuất hiện các tác dụng không mong muốn có thể gặp trên lâm sàng .
V. KẾT LUẬN
1. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng TNTHNMT trên lâm sàng:
Các triệu chứng ở bảng Khajepv được cải thiện rõ rệt.
2. Thuốc có tác dụng trên một số chỉ tiêu cận lâm sàng như sau:
- Sinh hoá máu: hạ cholesterol ở BN có cholesterol máu cao.
3. Tác dụng không mong muốn của thuốc
Sau đợt điều trị không thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và chưa thấy biến đổi các chức năng sinh hoá của gan và thận.
|