I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau lưng là một bệnh hay gặp trong đời sống hàng ngày và trên lâm sàng. Trong điều tra tình hình bệnh tật đau lưng chiếm 2% trong nhân dân. Chiếm 17% những người trên 60 tuổi ( Phạm Khuê 1979 ) 6% tổng số các bệnh xương khớp (Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai 1988) đau lưng gặp ở cả nam và nữ, ở nhiều lứa tuổi, trên nhiều địa phương trong cả nước.Bệnh đau lưng tuy không gây tử vong. Nhưng thường làm cho người bệnh giảm khả năng vận động và lao động
Về nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp có nguyên nhân tại chỗ như chấn thương vùng thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, u cột sống, thoái hóa cột sống… Một số bệnh nội tạng trong ổ bụng hoặc tiểu khung cũng có thể gây đau lưng như bệnh ở thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm thận bể thận, viêm tử cung phần phụ, nhưng nguyên nhân thường gặp là do thoái hoá cột sống.
Để điều trị bệnh đau lưng YHHĐ thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm như Aspirin, Felden, Hidrocortison… các thuốc này còn nhiều tác dụng phụ.
YHCT mô tả bệnh này thuộc phạm vi chứng tý, bệnh danh là yêu thống, nguyên nhân do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy làm cho sự vận hành khí huyết bị tắc trệ gây đau.
Để điều trị bệnh này YHCT cũng có nhiều phương pháp như dùng thuốc YHCT, điện châm, xoa bóp, thủy châm, cũng thu được kết quả tốt, có tác dụng giảm đau nhanh. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của thủy châm và bài thuốc "độc hoạt tang ký sinh" trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa đốt sống.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
30 bệnh nhân được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa đốt sống tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT Thanh Hóa trong năm 2012 .
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ:
2.1 Đau lưng cấp:
Đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau nhiều, đau tăng khi vận động, hạn chế vận động rõ rệt. Ấn điểm cạnh cột sống đau, thường gặp ở bệnh nhân tuổi từ 30 – 40.
2.2 Đau lưng mãn tính:
Đau âm ỉ cả vùng thắt lưng, thường không lan, không có co cơ phản ứng. Đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Khám vận động hạn chế một phần các động tác.
2.3 Xquang: Hẹp khe khớp
Mọc gai xương ở hai bên thân đốt sống
Đặc xương dưới sụn.
3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân đau lưng có kèm theo nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân.
- Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị.
- Bệnh viêm cột sống dính khớp, lao cột sông, ung thư nguyên phát thứ phát.
- Chấn thương gãy cột sống.
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần thuốc thủy châm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có so sánh trước và sau điều trị.
- Các bước tiến hành: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT trong năm 2012 đều được thủy châm thuốc vitamin B1, B6, B12 mỗi loại một ống, ngày một lần và uống thuốc sắc theo bài thuốc "Độc hoạt tang ký sinh".
5. Công thức huyệt và phương pháp tiến hành:
- Chọn huyệt theo nguyên tắc: Tuần kinh thủ huyệt và huyệt tại chỗ theo kinh túc thái dương bàng quang, huyệt giáp tích vùng thắt lưng.
- Chất liệu nghiên cứu: Bơm tiêm 5ml, bông, cồn, kẹp không mấu, khay quả đậu, thuốc vitamin B1,B6,B12.
- Phác đồ huyệt; Thận du, đại trường du, giáp tích L4-L5.
- Kết hợp dùng thuốc thang sắc uống theo bài thuốc độc hoạt tang ký sinh;
Độc hoạt 12g Ngưu tất 12g
Phòng phong 12g Đỗ trọng 12g
Tang ký sinh 16g Quế chi 8g
Tế tân 8g Sinh địa 12g
Tần giao 8g Bạch thược 12g
Xuyên quy 8g Cam thảo 6g
Phòng sâm 12g Xuyên khung 8g
Phục linh 12g
Sắc uống ngày một thang.
Mỗi lần uống 170ml, ngày uống 2 lần sáng, chiều. Sau bữa ăn.
- Thời gian điều trị: 20 ngày
6. Chỉ tiêu quan sát, theo giõi và đánh giá kết quả:
- Chỉ số 1: Đánh giá mức độ đau dựa vào lời khai chủ quan của bệnh nhân.
Không đau : 0 điểm
Đau ít : 1 - 2 điểm
Đau vừa : 3 – 5 điểm
Đau nhiều : 6 – 8 điểm
Rất đau : 9 – 10 điểm
- Chỉ số 2: Vận động cột sống thắt lưng:
+ Tốt: Động tác cúi khớp gối thẳng, ngón tay sát đất (nghiệm pháp tay đất (-)):
Động tác ngửa lớn hơn 25 độ
Nghiêng lớn hơn 25 độ
Quay sang bên lớn hơn 30 độ
+ Khá: Góc vận động ngửa nghiêng sang bên từ 15 đến 25 độ, quay từ 20 – 30 độ .
Động tác cúi : ngón tay cách đất từ 10 – 20 cm.
+Kém: Nếu góc vận động ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải dưới 15 độ, quay trái, quay phải dưới 20 độ. Động tác cúi ngón tay cách đất trên 20 cm.
- Chỉ số 3: độ giãn cột sống thắt lưng theo nghiệm pháp Schober bệnh nhân đứng thẳng, 2 gót chân sát vào nhau, 2 bàn chân mở 1 góc 60 độ đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên trên 10 cm và đánh dấu ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đánh dấu ở người bình thường khoảng cách đó là 4 cm.
+ Tốt : 4cm
+ Khá : 2-3 cm
+ Kém : dưới 2 cm
7. Thời gian đánh giá : 10, 20 ngày
8. Kết quả chung:
- Khỏi: Điểm đánh giá mức độ đau = 0
Dấu hiệu tay đất (-)
Góc vận động ngửa, nghiêng, quay trở về bình thường.
Độ giãn cột sống tốt.
- Đỡ: Điểm đánh giá mức độ đau giảm ít nhất 1 điểm trở lên.
Góc vận động ngửa, nghiêng, quay tăng lên ít nhất 10 độ.
Dấu hiệu tay đất giảm 10-20 cm .
Độ giãn cột sống tăng ít nhất 1 cm.
- Không đỡ:
Điểm đánh giá mức độ đau giữ nguyên.
Vận động cột sống không được cải thiện.
Độ giãn cột sống không thay đổi.
- Nặng lên:
Điểm đánh giá mức độ đau tăng.
Góc vận động ngửa, nghiêng, quay giảm.
Dấu hiệu tay đất tăng.
Độ giãn cột sống giảm.
9.Xử lý số liệu:
Các số liệu được xử lý theo xác xuất thống kê y học.
III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
3.1.1 Tỷ lệ mắc bệnh theo các nhóm tuổi:
Chỉ số quan sát
Bệnh nhân
|
Tuổi
|
Dưới 30 tuổi
|
30 – 40 tuổi
|
41 – 50 tuổi
|
51 – 60 tuổi
|
Trên 60 tuổi
|
Tổng
|
Số lượng
|
0
|
3
|
5
|
9
|
13
|
30
|
Tỷ lệ %
|
0
|
10
|
17
|
30
|
43
|
100
|
* Nhận xét : Hay gặp nhất là bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 43%, độ tuổi 51- 60 tuổi chiếm 30%, độ tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 17%, độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm 10%, dưới 30 tuổi không có bệnh nhân nào.
3.1.2 Tỷ lệ mắc bệnh theo giới:
Chỉ số quan
sát
Bệnh nhân
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng
|
Tỷ lệ
|
40
|
60
|
100
|
Số lượng
|
12
|
18
|
30
|
- Nhận xét: trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, nữ chiếm 60% nam chiếm 40%
3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Lao động tay chân
|
17
|
57
|
Lao động trí óc
|
13
|
43
|
Tổng
|
30
|
100
|
- Nhận xét : lao động tay chân chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lao động trí óc lao động tay chân chiếm 57%, lao động trí óc chiếm 43%
3.1.4 Thời gian mắc bệnh:
Thời gian mắc bệnh
|
Số bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
Dưới 1 tháng
|
7
|
23
|
1 – 2 tháng
|
17
|
47
|
Trên 2 tháng
|
9
|
30
|
Tổng
|
30
|
100
|
- Nhận xét :thời gian mắc bệnh hay gặp nhất từ là từ 1-2 tháng chiếm47%
3.1.5 Thể bệnh theo y học hiện đại:
|
Đau lưng cấp
|
Đau lưng mãn
|
Số lượng
|
7
|
23
|
Tỷ lệ %
|
23
|
77
|
- nhận xét : trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân đau lưng mãn chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân đau lưng cấp.
3.1.6 Theo y học cổ truyền:
|
Thể phong hàn thấp
|
Huyết ứ
|
Can thận hư
|
Số lượng
|
10
|
5
|
15
|
Tỷ lệ %
|
33
|
17
|
50
|
- Nhận xét : thể hay gặp nhất là thể can thận âm hư chiếm 50%, thể phong thấp chiếm 33%, thể huyết ứ chiếm 17%.
3.2 Sự thay đổi trên chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị
3.2.1 Sự cải thiện mức độ đau:
Điểm
Nội dung
|
Điểm TB trước điều trị
|
Điểm TB Sau điều trị
|
P
|
Mức độ đau
|
7 ± 1.4
|
1.6 ± 1.55
|
<0.01
|
* Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy điểm trung bình sau điều trị, giảm đi nhiều so với điểm trung bình trước điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê vói P< 0.01.
3.2.2 Sự biến đổi góc vận động cột sống thắt lưng:
Nội dung
|
Điểm TB trước điều trị
|
Điểm TB sau điều trị
|
P
|
Ngửa (độ)
|
11 ± 3.34
|
20 ± 3.2
|
<0.01
|
Nghiêng
|
14 ± 2.11
|
22 ± 2.44
|
Quay
|
13 ± 3.19
|
21 ± 3.11
|
Cúi( dấu hiệu tay đất(cm)
|
30 ± 6.2
|
10 ± 5.5
|
- Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy góc vận động cột sống thắt lưng được cải thiện nhiều so với trước khi điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0.01
3.2.3 Sự biến đổi độ giãn cột sống:
Nội dung
|
Điểm trung bình trước điều trị
|
Điểm trung bình sau điều trị
|
P
|
Độ giãn cột sống thắt lưng
|
1.7 ± 0.53
|
2.8 ± 0.65
|
<0.01
|
- Nhận xét : độ giãn cột sống thắt lưng được nâng lên so với trước khi điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa với P<0.01
3.3 Đánh giá mức độ đau sau điều trị:
- Theo YHHD:
STT
|
Kết quả điều trị
|
Đau lưng cấp
|
Đau lưng mãn
|
Số lượng bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Khỏi
|
4
|
9
|
13
|
43
|
2
|
Đỡ bệnh
|
3
|
12
|
15
|
50
|
3
|
Không đỡ
|
0
|
2
|
2
|
7
|
4
|
Nặng lên
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Tổng
|
7
|
23
|
30
|
100
|
- Nhận xét : Sau điều trị bệnh nhân khỏi đau nhiều chiếm 43%, đỡ đau chiếm 50% khồng đỡ chiếm 7%, không có bệnh nhân nào nặng lên.
- Theo YHCT:
STT
|
Kết quả điều trị
|
Thể phong hàn thấp
|
Huyết ứ
|
Can thận hư
|
Bệnh nhân
|
Tỷ lệ
|
1
|
Khỏi
|
4
|
1
|
7
|
12
|
40
|
2
|
Đỡ
|
6
|
2
|
8
|
16
|
53
|
3
|
Không đỡ
|
0
|
2
|
0
|
2
|
7
|
4
|
Nặng lên
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Tổng
|
10
|
5
|
15
|
30
|
100
|
- Nhận xét : qua bảng trên ta thấy phương pháp điều trị bằng thủy châm và bài thuốc độc hoạt tang ký sinh có tác dụng tốt với thể Phong hàn thấp và thể can thể hư.
3.4 Đánh giá khả năng vận động sau điều trị:
STT
|
Kết quả
điều trị
|
Đau lưng cấp
|
Đau lưng mãn
|
Số lượng bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Khỏi
|
4
|
8
|
12
|
40
|
2
|
Đỡ
|
3
|
13
|
16
|
53
|
3
|
Không đỡ
|
0
|
2
|
2
|
7
|
4
|
Nặng lên
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
Tổng
|
7
|
23
|
30
|
100
|
- Nhận xét : sau điều trị, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn khả năng vận động chiếm tỷ lệ 40%, đỡ chiếm 53%, không đỡ chiếm 7%, không có trường hợp nào nặng lên.
3.5 Đánh giá chung kết quả sau điều trị:
STT
|
Kết quả điều trị
|
Số lượng bệnh nhân
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Khỏi
|
12
|
40
|
2
|
Đỡ
|
16
|
53.33
|
3
|
Không đỡ
|
2
|
6.66
|
4
|
Nặng lên
|
0
|
0
|
5
|
Tổng
|
30
|
100
|
- Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ khỏi bệnh chiếm 40%, đỡ chiếm 53.33%, không đỡ chiếm 6.66%, không có bệnh nhân nào nặng lên.
3.6 Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc :
Trong quá trình điều trị chưa thấy tác dụng không mong muốn của thuốc, trên 30 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu. Không có bệnh nhân nào có biêu hiện buồn nôn, ngứa, ỉa chảy, đau bụng… trong quá trình điều trị.
IV. BÀN LUẬN
Bằng những kết quả nghiên cứu ứng dụng thủy châm và bài thuốc “ Độc hoạt tang ký sinh “ trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT Thanh Hóa năm 2012 cho thấy:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi hay gặp nhất là trên 60 tuổi chiếm 43% trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Điều này phù hợp với thống kê của giáo sư Phạm Khuê, bệnh đau lưng chiếm tỷ lệ cao ơ những người trên 60 tuổi
- Nữ giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới ( Nữ chiếm 60%, Nam chiếm 40%)
- Lao động tay chân chiếm tỉ lệ cao hơn lao động trí óc. ( Lao động tay chân chiếm tỉ lệ mắc bệnh là 57%, lao động trí óc chiếm 43%)
- Thời gian mắc bệnh hay gặp nhất là từ 1 đến 2 tháng chiếm 47%
- Theo YHHD thể bệnh hay gặp là đau lưng mãn chiếm 77%. Theo YHCT thể bệnh hay gặp là thể can thận hư chiếm 50%. Điều này cho thấy bệnh nhân đến bệnh viện YHDT thường sau một thời gian mắc bệnh lâu ngày, ít đến trong giai đoạn cấp của bệnh.
- Hoàn cảnh khởi phát, chủ yếu là những bệnh nhân xuất hiện tự nhiên, từ từ tăng dần. Nhóm vận động sai tư thế, vì chấn thương, chấn thương ít gặp.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1, Kết luận
Điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp kết hợp giữa thủy châm vitamin B1, B6, B12 và bài thuốc độc hoạt tang ký sinh, có tác dụng “ công bổ kiêm trị” giúp cơ thể người bệnh vừa tấn công tác nhân gây bệnh, vừa nâng đỡ chính khí để thắng được bệnh tật.
Có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng giảm đau nhanh và tăng khả năng vận động một cách rõ rệt, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 40%, đỡ đạt 53%, không đỡ 7%, không bệnh nhân nào có biểu hiện nặng lên.Thuốc an toàn chưa thấy biến chứng xấu
2, Kiến nghị
Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống, được điều trị bằng phương pháp thủy châm kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh cho thấy đây là sự kết hợp điều trị có hiệu quả và an toàn. Vì thế nên phổ biến rộng rãi để áp dụng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
|