I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt VII ngoại biên hay liệt mặt là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh của dây thần kinh sọ não mà y học cổ truyền(YHCT) gọi là “ Khẩu nhãn oa tà”, bệnh xuất hiện đột ngột gây liệt nửa mặt bên bệnh, mắt bên bệnh không nhắm kín được. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, người bệnh dễ bị mắc phải khi gặp thời tiết gió lạnh .
Ở Việt Nam, liệt dây thần kinh VII khá phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu (NC) về bệnh lý lâm sàng và đánh giá các PP điều trị bệnh hoặc bằng thuốc như: bôi, đắp, uống…bằng các chế phẩm đông dược hoặc các PP không dùng thuốc như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
Cùng với sự phát triển của nền y học, PP cấy chỉ vào huyệt đã được áp dụng trong điều trị bệnh và đã được coi là PP châm cứu hiện đại đặc biệt. Mặc dù cấy chỉ Catgut trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh đã được đưa vào ứng dụng trong hơn nửa thập kỷ qua, cho đến nay vẫn chưa có NC đánh giá một cách đầy đủ về kết quả điều trị cũng như chi phí cho điều trị bệnh bằng PP cấy chỉ vào huyệt trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên, một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “ Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.
2. Bước đầu nhận xét chi phí cho người bệnh trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.
- NC được triển khai tại các khoa điều trị tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả các bệnh nhân nam và nữ mọi lứa tuổi được chẩn đoán là liệt VII ngoại biên do lạnh – chứng “ khẩu nhãn oa tà” do phong hàn tà tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa từ 08/2012 đến 06/2013.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Được chẩn đoán là liệt VII ngoại biên do lạnh theo YHHĐ và YHCT.
- Không có bệnh lý phối hợp nào.
- Tự nguyện tham gia NC, tuân thủ nguyên tắc điều trị và quá trình theo dõi.
* Tiêu chuẩn loại trừ.
- Liệt VII ngoại biên do sang chấn, do Zona thần kinh.
- Liệt VII trung ương.
- Tổn thương dây thần kinh sọ khác.
- Bệnh nhân không tự nguyện tham ra NC, không tuân thủ nguyên tắc điều trị .
2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
2.1.2.1. Theo y học hiện đại:
Dựa vào bảng chẩn đoán lâm sàng liệt VII ngoại biên do lạnh trong
“ Lâm sàng - thần kinh” của Hồ Hữu Lương và Ngô Đăng Thục.
- Bệnh nhân phải có rối loạn vận động:
+ Mất nếp nhăn trán.
+ Mất rãnh mũi má.
+ Lệch nhân trung.
+ Dấu hiệu Charles Bell dương tính.
+ Méo miệng.
+ Sức co cơ nhai yếu hoặc không có.
- Bệnh nhân có thể có:
+ Rối loạn thần kinh thực vật: Khô mắt, chảy nước mắt, rối loạn thị giác, giảm tiết nước bọt.
+ Rối loạn cảm giác: Cảm giác đau vùng sau tai.
2.1.2.2. Theo y học cổ truyền.
- Tất cả các bênh nhân đều được chẩn đoán là “ khẩu nhãn oa tà” do phong hàn tà.
- Tiêu chuẩn thể phong hàn tà: Ngoài biểu hiện ở vùng mặt như trên
còn biểu hiện toàn thân như: Sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoạt, phù khẩn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu dọc, sử dụng PP thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên hàng loạt ca bệnh, sử dụng kỹ thuật thu thập số liệu tiến cứu để thu thập các thông tin về tình trạng bệnh, quá trình điều trị và kết quả điều trị bệnh và các chi phí phát sinh cho người bệnh trong quá trình điều trị.
* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
- PP chọn mẫu có chủ định.
- Cỡ mẫu: Chọn 60 bệnh nhân đảm bảo các tiêu chí tham gia NC, chia vào 2 nhóm: theo nhóm NC và nhóm đối chứng (ĐC) sao cho bệnh nhân 2 nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ tổn thương.
+ Nhóm NC 30 bệnh nhân cấy chỉ Catgut vào huyệt.
+ Nhóm ĐC 30 bệnh nhân ôn châm.
2.2.2. Phương pháp triển khai nghiên cứu:
2.2.2.1. Đánh giá về lâm sàng
* Ghi nhận thông tin trước khi điều trị và quá trình điều trị
- Sử dụng bệnh án mẫu thu thập các thông tin về:
+ Phần hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp và số điện thoại.
+ Lý do tới khám bệnh, tiền sử mắc bệnh và điều trị của bệnh nhân, khám tình trạng toàn thân, các triệu chứng cơ năng, thực thể.
* Phương tiện nghiên cứu
- Bông; cồn 70 độ, cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả đậu.
- Kéo 22 cm.
- Kim lấy thuốc cỡ 23.
- Nĩa gắp chỉ.
- Đĩa thủy tinh Petri đường kính 6 cm.
- Hộp Inox đựng bông cồn.
- Đoạn thông nòng được cắt phù hợp (từ kim chọc dò tủy sống cỡ 22).
- Chỉ Catgut Chromic cỡ 4/0.
Hình 2.1: Hình ảnh một số phương tiện trong nghiên cứu.
* Phương pháp điều trị:
- Nhóm NC: sử dụng PP cấy chỉ Catgut vào huyệt cụ thể là:
+ Công thức huyệt điều trị:
. Các huyệt tác dụng tại chỗ: Địa thương; Giáp xa; Nhân trung; Thừa tương; Hòa liêu; Quyền liêu; Nhĩ môn; Toản trúc; Ty trúc không; Ngư yêu; Dương bạch; Nghinh hương.
. Các huyệt tác dụng đường kinh: Hợp cốc bên đối diện.
. Các huyệt tác dụng toàn thân: Ế phong.
+ Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, sau đó dùng kéo cắt chỉ catgut thành từng đoạn từ 0,5cm đến 1 cm cho vào đĩa thủy tinh Petri, cho cồn 90 độ vào ngâm từ 1 đến 2 phút cho mềm chỉ rồi tiến hành cấy.
+ Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay vô khuẩn, sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
+ Kỹ thuật cấy chỉ Catgut vào huyệt:
Sau khi chuẩn bị dụng cụ xong và bệnh nhân đã sẵn sàng thì tiến hành cấy chỉ. Bệnh nhân nằm ngửa, bộc lộ vùng huyệt cần cấy, thầy thuốc tiến hành cấy chỉ:
Thầy thuốc tay trái cầm kim.
Tay phải đưa đoạn thông nòng vào kim.
Tay phải cầm nĩa gắp chỉ luồn vào đầu kim.
Chuyển kim sang ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, tay trái cầm pince sát khuẩn vùng huyệt cần cấy chỉ, sau đó để pince xuống và căng da vùng huyệt. Tay phải đưa kim nhanh qua da, đẩy kim vào huyệt, ngón cái của tay phải đẩy nòng cho đoạn chỉ ra khỏi ống kim rồi rút cả kim và nòng nhanh ra, đoạn chỉ sẽ nằm lại tại huyệt.
Nếu có chảy máu thì dùng bông khô cầm máu, bệnh nhân được dặn không tiếp xúc nước vào huyệt đã cấy chỉ trong vòng 6 giờ.
+ Liệu trình: Bệnh nhân được cấy hai lần. Lần đầu ngay khi vào viện(D0), lần thứ hai sau 15 ngày(D15); Theo dõi bệnh nhân tới ngày thứ 30(D30).
- Nhóm ĐC: Sử dụng PP ôn châm cụ thể là:
+ Công thức huyệt điều trị: Giống nhóm NC.
+ Châm tả các huyệt trên kết hợp với cứu bằng điếu ngải.
- Cả hai nhóm cùng được áp dụng chỉ định điều dưỡng đối với bệnh liệt dây VII ngoại biên.
* Phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Một liệu trình điều trị kéo dài trong 30 ngày bệnh nhân được đánh giá vào ngày thứ 15, ngày thứ 30 của liệu trình điều trị. Bệnh nhân nhập viện lần đầu là Do thì lần khám lại thứ nhất là D15, lần khám lại thứ 2 là D30. Mội lần bệnh nhân đến điều trị hay khám lại
2.2.2.2. Chi phí chi điều trị bệnh bằng cấy chỉ Catgut và ôn châm.
CP của bệnh nhân cho điều trị bệnh được ước tính như sau:
Tổng CP một liệu trình điều trị bệnh = CP trực tiếp+ CP gián tiếp. Trong đó:
- CP trực tiếp = CP trực tiếp cho điều trị + CP trực tiếp ngoài điều trị .
- CP gián tiếp cho điều trị = mất thu nhập của người bệnh + mất thu nhập của người nhà bệnh nhân.
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được nhập theo chương trình epida 10.
- Xử lý theo phần mềm SPSS 16.0.
- Kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ số quan sát bằng Test χ2 hoặc test Fisher.
- Tính số trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh hai giá trị trung bình quan sát trước và sau điều trị bằng T-test ghép cặp.
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
- Đề tài NC đã được hội đồng chấm đề cương NC cho thạc sĩ thông qua.
- Trước khi NC bệnh nhân và gia đình được giải thích rõ về mục đích và nội dung NC.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân từ chối hoặc bỏ cuộc thì sẽ ngừng NC, đổi phương pháp điều trị và loại khỏi nhóm NC.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân liệt VII ngoại biên do lạnh.
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.
* Nhận xét: Trong nghiên cứu, chúng tôi chia thành bốn nhóm tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..
* Nhận xét:Bệnh nhân được phân bố tương đối đều về giới tính ở cả hai nhóm
3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân liệt VII ngoại biên ngày vào (D0)
* Nhận xét: Các triệu chứng về rối loạn vận động có ở hầu hết các bệnh nhân, các triệu chứng về rối lọan thần kinh thực vật như khô mắt, cảm giác đau sau tai có ở ít bệnh nhân hơn.
3.1.4. Phân loại mức độ liệt của bệnh nhân theo lâm sàng .
* Nhận xét: mức độ liệt của nặng trên lâm sàng của chiếm tỷ lệ cao
3.2. Đánh giá kết quả điều trị.
3.2.1. Kết quả điều trị triệu chứng lâm sàng ở cả hai nhóm.
3.2.1.1. Triệu chứng mất nếp nhăn trán.
* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 15 ngày(D15) điều trị ở hai nhóm đều tốt: Nhóm nghiên cứu 70%; Nhóm đối chứng 50%. Hầu hết các bệnh nhân khỏi triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 30 ngày điều trị
3.2.1.2. Dấu hiệu Charles Bell .
* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của dấu hiệu Charles Bell sau 15 ngày và 30 ngày điều trị bên nhóm nghiên cứu có tốt hơn. không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với p > 0,05.
3.2.1.3. Triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung.
* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung sau 15 và 30 ngày điều trị của hai nhóm là tương đương, với p > 0,05.
3.2.1.4. Triệu chứng không co cơ nhai.
* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của triệu chứng không co cơ nhai sau 15 ngày điều trị có kết quả tốt: Nhóm nghiên cứu khỏi 61,5%; Nhóm đối chứng khỏi 68%. Sau 30 ngày cả hai nhóm đều có tỷ lệ khỏi trên 90%, với p > 0,05.
3.2.1.5. Dấu hiệu mất rãnh mũi má.
* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của dấu hiệu mất rãnh mũi má sau 15 và 30 ngày điều trị bên nhóm nghiên cứu cao hơn nhưng không có sự khác biệt, với p > 0,05.
3.2.2. Kết quả điều trị chung
Nhóm
Kết quả
|
Nghiên cứu (1)
( n= 30)
|
Đối chứng (2)
(n = 30)
|
P1-2
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Khỏi
|
24
|
80%
|
23
|
76,7%
|
>0,05
|
Đỡ
|
6
|
20%
|
7
|
23,3%
|
Không đỡ
|
0
|
0%
|
0
|
0%
|
Tổng cộng
|
30
|
100%
|
30
|
100%
|
* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy bên nhóm nghiên cứu tỷ lệ khỏi 80%, đỡ 20%; Nhóm chứng khỏi 76,7%, đỡ 23,3%. Tuy bên nhóm nghiên cứu có kết quả cao hơn, với p > 0,05.
3.2.2.4 Thời gian điều trị.
Ngày điều trị
|
Nhóm nghiên cứu(1)
(n = 30)
|
Nhóm đối chứng(2)
(n = 30)
|
P1-2
|
X ± SD
|
21,13 ± 5,24
|
21,53 ± 5,6
|
> 0,05
|
* Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình của cả hai nhóm là tương đương nhau: Nhóm nghiên cứu 21,13 ± 5,24 ngày; Nhóm chứng 21,53 ± 5,6 ngày. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với p > 0,05.
3.2.3. Tác dụng không mong muốn.
* Nhận xét: Trên cả hai nhóm bệnh nhân, chúng tôi không thấy tác dụng không mong muốn nào ảnh hưởng đến bệnh nhân.
3.3. Chi phí trung bình của phương pháp cấy chỉ Catgut và ôn châm
Đơn vị: đồng
Phương pháp
Các loại chi phí
|
Cấy chỉ
(n = 30)
|
ôn châm
(n = 30)
|
Chênh lệch
|
Chi phí trung bình
|
1.696.560
|
4.381.945
|
2.685.385
|
Độ lệch chuẩn
|
600.937
|
1.432.768
|
831.831
|
Chi phí thấp nhất
|
710.800
|
2.024.800
|
1.314.000
|
Chi phí cao nhất
|
3.639.400
|
7.068.400
|
3.429.000
|
Chi phí ở trung vị
|
1.626.700
|
3.758.900
|
2.132.200
|
Chi phí ở phần tư thứ nhất
|
1.262.900
|
3.449.400
|
|
Chi phí ở phần tư thứ ba
|
1.913.700
|
5.258.700
|
3.345.000
|
Khoảng tứ phân vị( IQR)
|
2.457.750
|
6.808.000
|
|
* Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu từ bảng trên đã cho thấy chi phí trung bình cho một đợt điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt là 1.696.560 đồng bằng 1/3 chi phí trung bình phương pháp ôn châm( 4.381.945 đồng). Chênh lệch về chi phí trung bình giữa hai phương pháp điều trị là 2.685.385 đồng.
IV. BÀN LUẬN
Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, qua tham khảo tài liệu, trong phần này chúng tôi tập trung bàn luận về một số vấn đề sau:
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
4.1.1. Tuổi mắc bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 60 bệnh nhân được phân bố đều ở hai nhóm, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trẻ và trung niên gặp nhiều nhất.
4.1.2. Giới tính.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh gặp ở nữ cao hơn nam( nữ 53,3%, nam 46,7%), nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hương Nga(2003):
4.2. Diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị.
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng rối loạn vận động gặp ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu như: mất nếp nhăn trán, dấu hiệu Charles Bell dương tính, méo miệng – lệch nhân trung, mất rãnh mũi má gặp ở hầu hết các trường hợp.
4.2.2. Kết quả điều trị nhánh tận của dây VII.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi vận động của nhánh thái dương – mặt( biểu hiện bằng sự phục hồi của dấu hiệu Charles Bell và nếp nhăn trán).
4.2.3. Kết quả điều trị chung
Kết quả nghiên cứu cho thấy bên nhóm nghiên cứu tỷ lệ khỏi 80%, đỡ 20%; Nhóm chứng khỏi 76,7%, đỡ 23,3%; Không có trường hợp nào không khỏi ở cả hai nhóm nghiên cứu, tuy bên nhóm nghiên cứu có kết quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
4.2.3.4. Thời gian điều trị.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu (21,13 ± 5,24); Nhóm chứng (21,53 ± 5,6), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
4.2.4. Tác dụng không mong muốn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đã thực hiện trên 60 bệnh nhân ở hai nhóm không thấy tác dụng không mong muốn nào ảnh hưởng đến bệnh nhân. 4.3. Nhận xét chi phí trung bình của người bệnh trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chi phí trung bình cho một đợt điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt(1.696.560 đồng) bằng 1/3 chi phí của phương pháp ôn châm(4.381.945 đồng), hai phương pháp có sự chênh lệch về chi phí là 2.685.385 đồng.
V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên 30 bệnh nhân liệt VII ngoại biên do lạnh điều trị bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt so sánh với 30 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp ôn châm, rút ra một số kết luận:
1. Phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt có tác dụng tốt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh: Tỷ lệ khỏi và đỡ ở nhóm nghiên cứu là: Khỏi 80%, đỡ 20% ; Ở nhóm đối chứng là: Khỏi 76,7%, đỡ 23,3%.
2. Chi phí cho người bệnh trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt:
- Chi phí trung bình là: 1.696.560 ± 600.937 đồng.
- Chi phí trung bình của phương pháp cấy chỉ thấp hơn, bằng 1/3 chi phí trung bình của phương pháp ôn châm.
VI. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đây là một phương pháp điều trị có hiệu quả tốt, an toàn trong liệt VII ngoại biên do lạnh, tiết kiệm được chi phí cho người bệnh nên nghiên cứu và điều trị trên nhiều mặt bệnh hơn nữa.
- Cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh có nhiều ưu điểm, có lợi ích kinh tế do vậy cần phổ biến rộng rãi hơn tại các cơ sở y tế.
- Do chi phí ngày giường và thuốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí điều trị bệnh nên ở tuyến cơ sở cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho các thầy thuốc đông y để có thể chuyển cấy chỉ sang điều trị ngoại trú.
|