Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
90
Hôm nay: 198
Hôm qua: 761
Trong tuần: 3243
Trong tháng: 14692
Tất cả: 38855
Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG GIA VỊ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN YDCT THANH HÓA - BSCKI. NGUYỄN THỊ THANH
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG GIA VỊ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN YDCT THANH HÓA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

     Viêm quanh khớp vai là một danh từ, gồm tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động của khớp vai, mà tổn thương là phần mềm quanh khớp, chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp, ở Việt Nam qua các cuộc điều tra bệnh tật điều thấy viêm quanh khớp vai chiếm tỷ lệ khá cao trong nhân dân. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi trên nhiều địa phương trong cả nước, tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa bệnh viêm quanh khớp vai cũng thường  hay gặp.

Bệnh viêm quanh khớp vai tuy không gây tử vong. Nhưng thường làm cho người bệnh giảm khả năng vận động và lao động.

Về nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp có nguyên nhân tại chỗ như :chấn thương vùng vai nhưng phần lớn là vì chấn thương do nghề nghiệp, tác động thể thao. Có nguyên nhân toàn thân như bệnh nặng ở phổi các U trung thất…có nguyên nhân do thời tiết lạnh ẩm và có khi không tìm được nguyên nhân …

Việc xác định bệnh viêm quanh khớp vai thường không phải là khó khăn bởi biểu hiện chính là đau và hạn chế vận động khớp vai.

Để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai YHHĐ thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm như : Aspirin, Felden, Hydrocortison… các thuốc này còn nhiều tác dụng phụ.

YHCT cũng có nhiều phương pháp chữa bệnh này như : Điện châm, xoa bóp và dùng thuốc YHCT  thu được kết quả tốt, ít tổn kém dễ thực hiện, ít tác dụng phụ. Đồng thời nhằm thừa kế và phát huy những bài thuốc quý của YHCT để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:

Đánh giác tác dụng của bài thuốc “ Quyên tý thang " gia giảm trên các chỉ số lâm sàng trong điều trị bệnh viêm quanh khớp vai.

Tác dụng không mong muốn của bài thuốc

II.CHẤT LIỆU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1, Chất liệu nghiên cứu:

Bài thuốc “ Quyên tý thang "  gia giảm:

Khương hoạt                           48g

Phòng phong                           48g

Xích thược                               60g

Khương hoàng                         60g   

Hoàng kỳ                                 120g

Đương quy                              60g

Cam thảo                                 30g

Quế chi                                    36g

Đại táo                                    60g

Tần giao                                  48g

Mộc qua                                  48g

Chia 3 thang: sắc uống 2 ngày/ thang. Ngày uống 3 lần, sau ăn 30 phút.

2, Đối tượng nghiên cứu:

2,1 Bệnh nhân: 30 bệnh nhân được chẩn đoán Viêm quanh khớp vai tại khoa Nhi bệnh viện YHDT Thanh Hóa năm 2010 .

2,2 Tiêu chuẩn bệnh nhân:

- Viêm quanh khớp vai đơn thuần: đau là chủ yếu, đau ở mỏm cùng, mặt ngoài vai, đau tăng khi vận động.

- Viêm quanh khớp vai thế nghẹn tắc. Hạn chế vận động khớp vai là chủ yếu. các động tác dang tay, dơ tay trên, đưa tay ra sau hạn chế. .

2,3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Chấn thương làm gãy xương, sai khớp vai

- Viêm khớp vai do lao, do nhiễm trùng cấp, viêm khớp dạng cấp…

3, Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu:

Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trước và sau điều trị.

- Các bước tiến hành:

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán Viêm quanh khớp vai tại khoa Nhi bệnh viện YHDT trong năm 2010 – 2011 đều được uống thuốc sắc theo bài “ Quyên tý thang gia giảm với liều lượng như trên sắc uống 2 ngày/ thang chia 3 lần uống sáng, trưa,chiều sau khi ăn 30 phút .

- Kết hợp thủy châm, điện châm, xoa bóp vùng vai thời gian 30 phút/ ngày.

     - Thời gian điều trị 25 ngày.

- Không kết hợp thuốc giảm đau chống viêm của YHHĐ.

4, Các theo dõi chỉ tiêu lâm sàng

* Đau tự nhiên:

Dựa vào cảm giác đau của người bệnh :

+ Đau ít: 1-2 điểm.

+ Đau vừa : 3-5 điểm.

+ Đau nhiều : 6-8 điểm.

+ Rất đau: 9-10 điểm.

* Đánh giá mức độ đau:
Theo phương pháp Richie : Dùng cây gỗ đầu tù đè nén vào mặt trước vai ( huyệt kiên trụ cốt) .Mặt sau vai (huyệt nhu du),mỏm cùng vai( huyệt kiên ngung) và cho điểm theo mức độ đau:

- Không có cảm giác đau và khi đè nén : 0 điểm

- Có cảm giác đau ít : 1 điểm

- Đau phải nhăn mặt : 2 diểm

- Đau phải co chi lại : 3 diểm

* Đánh giá chức năng hoạt động theo chỉ số Lee:

Bệnh nhân thực hiện một số động tác sau :

-                     Quay đầu sang 2 bên

-                     Chải đầu phía sau gáy

-                     Đóng mở ngăn kéo bằng tay

-                     Mở cửa ra vào

-                     Nhấc một chai nước đầy

-                     Đưa cốc lên miệng bằng tay

-                     Quay chìa khóa trong ổ khóa

Cách tính điểm :

-                     thực hiện động tác không khó khăn : 0 điểm

-                     thực hiện động tác một cách khó khăn : 1 điểm

-                     không thực hiện được : 2 điểm

Các chỉ tiêu trên được đánh giá 2 lần lúc vào, kết thúc đợt điều trị.

5, Chỉ tiêu quan sát cận lâm sàng

Xác định ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số cận lâm sàng

-                     Xét nghiệm ; công thức máu, nước tiểu

Chức năng gan : Transaminaza ( SGOT- SGPT)

Chức năng thận : Ure và Creatinin máu

So sánh sự biến đổi : X- quang, khớp vai, trước và sau điều trị.

6, Chỉ tiêu quan sát, tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng

Buồn nôn, ngứa, đau bụng, ỉa chảy.

7, Đánh giá kết quả

Chia làm 3 mức độ :

-                     Khỏi: điểm đánh giá chức năng vận động , điểm đánh giá mức độ đau đều bằng 0.

-                     Đỡ : giảm ít nhất 1 điểm trở lên.

-                     Không đỡ : giữ nguyên điểm số.

-                     Nặng lên : điểm đánh giá chức năng vận động, điểm đánh giá mức độ đau đều tăng.

8, Xử lý số liệu :

Các số liệu được sử lý theo xác xuất thống kê y học.

III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1, Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

1,1 Tỷ lệ mắc bệnh theo các nhóm tuổi, giới

   Chỉ số quan sát

 

Bệnh nhân

Tuổi

Giới

 

<30

30- 40

41- 50

51 - 60

>60

Nam

Nữ

Số lượng

0

1

6

13

10

18

12

Tỷ lệ %

0

3.33

20

43.3

33.3

60

40

                 
 

 -Nhận xét : bệnh nhân ở lứa tuổi 51-60 tuổi thường gặp nhiều nhất chiểm tỷ lệ: 43.3%.Bệnh nhân nam chiểm tỷ lệ cao hơn nữ : bệnh nhân nam chiếm 60% ,nữ 40%.

1,2 Thể bệnh.

 

Thể đơn thuần

Thể nghẹn tắc

Số lượng

16

14

Tỷ lệ %

53.33

46.67

 

-                     Nhận xét: Đối với thể đơn thuần cũng như thể nghẽn tắc tỷ lệ mắc bệnh gần tương đương như nhau chiếm: 53.33% và 46.67 %.

 

 

 

 

 

2, Sự thay đổi chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị .

                     Điểm

 

Nộ dung

đánh giá

Điểm TB trước điều trị

Điểm TB sau điều trị

P

Mức độ đau

( theo pp Richie )

6.25 ± 1.35

0.95 ± 0.55

<0.001

Đau tự nhiên

7.25 ± 1.15

0.29 ± 0.35

<0.001

Khả năng vận động

5.96 ± 1.25

0.875 ± 0.55

<0.001

 

-                     Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy điểm đau TB sau điều trị giảm đi  nhiều, so với điểm TB trước điều trị ở cả  mức độ đau và khả năng vận động.

3, Đánh giá mức độ đau sau điều trị .

STT

Kết quả

 điều trị

Thể đơn thuần

Thể tắc nghẽn

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

9

7

16

53.33%

2

Đỡ bệnh

7

6

13

43.33%

3

Không đỡ

0

1

1

3.34%

4

Nặng lên

0

0

0

0%

5

Tổng

16

14

30

100%

 

-                     Nhận xét : Sau điều trị bệnh nhân khỏi đau chiếm tỷ lệ cao 53.33%, đỡ 43.33% không đỡ 3.33%. Không có trường hợp nào nặng lên.

4, Đánh giá khả năng vận động sau điều trị.

STT

Kết quả điều trị

Thể đơn thuần

Thể tắc nghẽn

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

11

6

17

56.66%

2

Đỡ bệnh

5

7

12

40.00%

3

Không đỡ

0

1

1

3.34%

4

Nặng lên

0

0

0

0.00%

5

Tổng

16

14

30

100

 

 -        Nhận xét: sau điều trị bệnh nhân phụ hồi hoàn toàn khả năng vận động chiếm tỷ lệ cao 56.66% đỡ 40.00%, không đỡ 3.33%.

5, Đánh giá chung kết quả điều trị :

STT

Kết quả điều trị

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

16

53.33%

2

Đỡ bệnh

13

43.33%

3

Không đỡ

1

3.34%

4

Nặng lên

0

0%

5

Tổng

30

100%

 

- Nhận xét : kết quả điều trị chung theo bảng trên ta thấy tỷ lệ khỏi chiếm khá cao 53.33%tỷ lệ đỡ bệnh là 43.33% không đỡ chiếm 3.34% và không có bệnh nhân nào nặng lên.

6, Quan sát các chỉ tiêu cận lâm sàng :

Các xét nghiệm cơ bản : công thức máu, nước tiểu. Chức năng gan : Transaminaza (SGOT-SGPT). Chức năng thận : Ure, Creatinin và VSS, XQ khớp vai, XQ tim phổi.

Trước điều trị chưa thấy có biểu hiện gì bất thường. Trong và sau quá trình điều trị bằng bài thuốc trên không thấy có sự thay đổi gì đặc biệt.

7, Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc:

Trong quá trình điều trị chưa thấy tác dụng không mong muốn của thuốc. Trong 30 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu không có bệnh nhân nào có biểu hiện buồn nôn, ngứa , đau bụng, ỉa chảy trong quá trình dùng thuốc.

IV.BÀN LUẬN :

 Bằng những kết quả nghiên cứu ứng dụng của bài thuốc “ Quyên tý thang” gia giảm trong điều trị bệnh Viêm quanh khớp vai tại khoa Nhi bệnh viện YHDT Thanh Hóa chúng tôi nhận thấy:

- Đối tượng người bệnh hay gặp nhất là nam giới chiếm 72% ,nữ chiếm 28%

- Độ tuổi hay gặp là từ 51 – 60 tuổi chiếm 40% với

- Thể bệnh Đơn thuần và Nghẽn tắc gần tương đương nhau.

- Các chứng Đau và Hạn chế vận động khớp vai được cải thiện rõ rệt. Sau điều trị tỷ lệ khỏi đau chiếm 53.33%. Tỷ lệ phục hồi hoàn toàn khả năng vận động chiếm 56.66% trong số đó bệnh nhân phục hồi hoàn toàn ở thể đơn thuần cao hơn nhiều so với thể nghẽn tắc.

- Nhìn chung bài thuốc có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng : giảm đau nhanh và tăng khả năng vận động một cách rõ rệt, tỷ lệ khỏi đạt 53.33% và đỡ đạt 43.33% không có người bệnh có biểu hiện nặng lên. Các chỉ số cận lâm sàng không có sự biến đổi gì bất thường trước, trong và sau điều trị.

- Thuốc dung nạp tốt, chưa thấy tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc.

V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1, Kết luận

Qua 30 bệnh nhân viêm quanh khớp vai được điều trị bằng bài thuốc “ Quyên tý thang” gia giảm chúng tôi có một số kết luận sau:

- Bài thuốc có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động của khớp ở bệnh nhân viêm quanh khớp vai .

- Trong quá trình nghiên cứu chưa thấy tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc.

2, Kiến nghị :

Qua nghiên cứu cho thấy bệnh viêm quanh khớp vai được điều trị bằng bài thuốc  “ Quyên tý thang” gia giảm cho kết quả tốt, tính an toàn cao, ít tốn kém có thể áp dụng rộng rãi ở các tuyến y tế cơ sở.

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng