Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
1142
Hôm nay: 1913
Hôm qua: 7687
Trong tuần: 16004
Trong tháng: 147168
Tất cả: 2107901
Giới thiệu chung
Thuốc Y học cổ truyền phòng và điều trị bệnh sởi
Thuốc Y học cổ truyền phòng và điều trị bệnh sởi

THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI

 

Khuyến cáo: Phác đồ này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.

 

I. PHÒNG BỆNH

1. Vệ sinh môi trường.

- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc quả bồ kết khô.

- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

- Đối với nơi công cộng tập trung đông người (trường học, bệnh viện, bến tàu xe…), tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo.

+ Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường.

+ Đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: Chanh, cam, bưởi, hương nhu….

 

2.  Vệ sinh thân thể.

Tắm, gội: lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.

Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.

 

3.  Tránh đến nơi có đông người: Trường học, bệnh viện, bến tàu xe,… nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành.

 

4.  Ăn uống:

Ăn đủ chất, bổ sung các loại rau, củ, hoa quả tươi.

Uống đủ nước: Uống nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.

 

II. ĐIỀU TRỊ

1.  Bài thuốc uống

  • Giai đoạn khởi phát và toàn phát

 

 

-       Lá kinh giới:

12 - 20g

 

-       Lá sài đất:

8-12g

 

-       Lá diếp cá:

8-12g

 

-       Lá bồ công anh:

8-12g

 

-       Lá tre:

12 - 20g

 

-       Lá dâu:

8-12g

 

-       Cỏ nhọ nồi:

12-16g

 

-       Hạt muồng sao:

04-08g

 

-       Cam thảo nam:

04-08g

 

         hoặc mía:

03 khẩu

Sắc cùng 02 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 01 thang, chia đều 3-4 lần. Uống từ 3-5 ngày.

  • Nếu ho:
 

-       Lá húng chanh

12-20g

 

-       Lá hẹ

8-10g

 

-       Quả quất

03 lát

Hấp cách thủy với 5g đường phèn (thêm 50ml nước) hoặc 50ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.

  • Nếu sởi khó mọc: lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.
  • Giai đoạn sởi lặn:
                                      -    Lá dâu hoặc quả dâu chín:       6-12g
  -    Cỏ nhọ nồi:       6-12g
  -    Đỗ đen:       10g
  -    Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt:       06-08g
  -    Lá sen:       06-08g

Lấy 02 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 01 thang. Uống từ 5-7 ngày.

 

2.  Nước tắm

Nước tắm: Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân.

 

3.  Chế độ uống và vệ sinh cá nhân

Cho trẻ uống đủ nước. Nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống. Uống bột sắn dây.

Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Vệ sinh sạch sẽ.

Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

 

4.  Vệ sinh ngoại cảnh

Xông khói phòng và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả bưởi hoặc bồ kết.

Đun nước củ sả lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng trẻ em.

                                                   TM HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN

                                                     Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng