ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940
Người trình bày: BSCKI. Nguyễn Huy Cường
I- KHÁI NIỆM :
Là dòng điện có chiều chuyển dời của các điện tử và cường độ dòng điện không thay đổi còn gọi là dòng gavanic
II- NGUỒN ĐIỆN:
Pin, ắc qui, nắn chỉnh từ dòng xoay chiều thành dòng 1 chiều qua biến thế của máy EU- 940.
III- TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN 1 CHIỀU
1. Điện di:
- Cơ thể được coi là một vật thể xốp, có nhiều màng ngăn, nước và các ion (Na+ , K+, Cl-)
- Khi dòng điện đi qua cơ thể sống sẽ gây ra hiện tượng chuyển dịch các ion
(điện di).
Ion(-) -> Cực (+) Ion(+) -> Cực (-)
Điện di: NaCl -> Na+ + Cl-
H2O -> H+ + OH-
Điện cực dương (anot) Điện cực âm (catot)
H+ + CL = HCL (axít) Na+ + OH_ = Na(OH) (Kiềm)
- Nếu điện cực kim loại tiếp xúc với da ở cực âm sẽ bị bỏng kiềm và cực dương sẽ bị bỏng axít
- Để tránh hiện tượng này giữa da và điện cực cần lót 1 tấm gạc hoặc cao su xốp (tấm lót làm ẩm để dẫn điện)
- Ứng dụng này dựng dẫn thuốc vào cơ thể.
2. Tác dụng dãn mạch.
- Đầu tiên gây co mạch, sau đó dãn mạch trong vài giờ dãn cả mạch máu nông ở da và các mạch máu sâu nơi dòng điện đi qua.
- Ứng dụng điều trị:
+ Co thắt mạch ngoại vi
+ Đề phòng trong viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.
+ Điều trị các trường hợp teo cơ, loạn dưỡng.
+ Do làm tăng tuần hoàn nên có tác dụng chống viêm giảm phù nề.
3. Tác dụng làm hệ thần kinh ngoại vi làm giảm đau tại chỗ:
Ở điện cựa dương có dãi kim châm, kiến bò do tác động lên thụ thể thần kinh ở da làm giảm đau tại chỗ
Ứng dụng:
- Giảm đau xương, cơ, khớp hoặc các cơ quan tương ứng khi dòng điện đi qua.
- Ở điện cực âm có tác dụng kích thích thần kinh: ứng dụng điều của chứng viêm và đau rễ thần kinh.
4. Tác dụng lên thần kinh trung ương:
- Có tác dụng an thần, hạ áp (đặt điện cực dương ở trấn, điện cực âm ở chân). - Nếu dòng điện đi qua cùng chiều với hướng thần kinh vận động.
- Nếu đặt ngược lại thì có tác dụng hưng phấn thần kinh và tăng nhẹ huyết áp.
- Tác dụng lên thần kinh vận động:
+ Cực dương có tác dụng làm giảm trương lực cơ, giảm co thắt.
+ Cực âm có tác dụng ngược lại tăng trương lực cơ, tăng co thắt.
IV- KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ.
1. Chuẩn bị điện cực.
- Chất liệu là một tấm kim loại dẫn điện tốt, mặt được làm phẳng và góc được cắt tròn để tránh tập trung điện, độ dày khoảng 1- 3mm (chì, kẽm, cao su dẫn điện)
- Kích thước : 4 x 5cm = 20cm2, 6 x 8cm = 50cm2
8 x 12cm = 100cm2...
- Điện cực đệm: Cao su xốp hoặc vải gạc chất liệu thấm nước tốt (cotton), mỗi chiều của điện cực điện phải lớn hơn điện cực kim loại 1- 2cm, để tránh điện cực kim loại chạm vào bệnh nhân.
- Sau mỗi lần điều trị điện cực lót phải được giặt dưới vòi nước chảy để tránh tích tụ các ion ở trong (điện dẫn thuốc)
2. Cách đặt điện cực:
Đặt điện cực sao cho dòng điện đi qua vùng cần điều trị.
- Đối diện nhau.
- Đặt chéo nhau.
- Đặt trên cùng 1 phía.
Lưu ý:
- Làm sạch da vùng đặt điện cực.
- Khoảng cách giữa các điện cực không nhỏ hơn kích thước của các điện cực hoặc không nhỏ hơn 3cm (ở vùng hẹp)
- Muốn điều trị ở tổ chức sâu thì diện tích điện cực cần phải lớn để bù lại những tổn hao điện do phân tán ở các bờ điện cực (sự phân tán ở các bờ làm giảm mật độ điện trường ở tổ chức sâu)
- Làm ẩm điện cực bằng nước sạch.
- Phương tiện cố định : băng chun, bằng bao cát.
3. Cường độ điều trị.
Dựa vào cảm giác của bệnh nhân:
- Ngưỡng cảm giác : Khi tăng dòng điện đến mức nào đó bệnh nhân sẽ có cảm giác kim châm, kiến bò (khác nhau ở từng bệnh nhân)
- Ngưỡng co cơ: Tiếp tục tăng dòng điện lên dẫn tới bệnh nhân xuất hiện co cơ gọi là ngưỡng co cơ (tuỳ từng bệnh nhân khác nhau)
- Ngưỡng đau: Tiếp tục tăng dòng điện lên dẫn đến bệnh nhân có cảm giác đau (tuỳ từng bệnh nhân khác nhau)
- Cường độ dòng điện điều trị cần nằm trong khoảng ngưỡng cảm giác và ngưỡng đau, sau điều trị xuất hiện vùng da đỏ nhẹ và đồng đều ở dưới 2 điện cực.
- Liều trung bình:
+ Điện cực < 10cm2: 0,1mA/cm2- 0,5mA/cm2
+ Điện cực > 10cm2: 0,03mA/cm2- 0,05mA/cm2
4. Thời gian: Mỗi ngày 20phút/lần
Liệu trình: 10 -15 ngày
* Nguyên lý điện phân thuốc:
Thuốc dưới dạng dung dịch sẽ phân ly thành ion dưới tác dụng của dòng điện 1 chiều các ion sẽ chuyển về phía các điện cực trái dấu, do đó chúng sẽ đi vào cơ thể.
- Ưu điểm:
+ Đưa được thuốc vào tại chỗ kể cả vùng vô mạch như: Giác mạc, sẹo... kết hợp tác dụng của thuốc và dòng điện 1 chiều, thuốc đưa vào được tích tụ trong mô dưới da và giải phóng dần vào cơ thể do đó kéo dài được tác dụng của thuốc.
+ Không gây phù nề tổ chức như khi tiêm.
+ Không gây tổn thương da, không gây đau, không gây lây truyền các bệnh đường máu như khi tiêm.
CÁC THUỐC VÀ CỰC ĐƯA THUỐC
Thuốc
|
Tỷ lệ
dung dịch
|
Cực đưa thuốc
|
Tác dụng
|
Kali-Natri iondure
|
1-10%
|
-
|
Làm mềm tổ chức
|
Natri clorua (NaCl)
|
1-10%
|
-
|
Tạo phản xạ chống viêm
|
Kali-Natri bromua
|
1-10%
|
-
|
An thần
|
Natri salicylat
|
1-10%
|
-
|
Chống viêm giảm đau
|
Diclofenac
|
1-10%
|
-
|
Chống viờm
|
Calci clorua
|
1-10%
|
+
|
Làm bền vững thành mạch
|
Novocain
|
1-10%
|
+
|
Giảm đau
|
Hydrocortison cetat
|
1-10%
|
+
|
Chống viêm
|
Nivalin
|
1-10%
|
+
|
Tăng cường dẫn truyền thần kinh
|
- Nhược điểm: Không xác định liều của thuốc đưa vào, không sử dụng trong cấp cứu, các thuốc không phân ly thành ion sẽ không đưa vào bằng đường này được.
V- CHỈ ĐỊNH ĐIỆN DI THUỐC
- Đau lưng do thoái hóa cột sống lưng
- Đau dây thần kinh hông to do THCS lưng
- Viờm cột sống dớnh khớp.
- Viờm khớp dạng thấp.
- Thoỏi húa khớp.
- Phự nề do chấn thương.
- Đưa một số thuốc vào cơ thể (điện di) để điều trị như: novocain 0,5% (cực dương), natri salisylat (cực âm)... hay lấy một số thuốc ra khỏi tổ chức cơ thể như Ca++, chỡ...
VI- CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐIỆN DI ION THUỐC.
- Các tổn thương trên da (viêm da, Eczema)
- U lành và ác tính.
- Xơ vữa động mạch, suy tim, mang máy tạo nhịp tim.
- Dị ứng với dòng điện thuốc đưa vào.
- Mất cảm giác ở da, trẻ em, bệnh nhõn tâm thần (Kích động không kiểm soát được)
|