QUY TRÌNH CẤY CHỈ CATGUT
Thạc sĩ: Nguyễn Hoàng Trung
1. Khái niệm :
Cấy chỉ còn gọi là cấy Catgut, chôn chỉ, vùi chỉ... Đây chỉ là một PP châm cứu đặc biệt, hiện đại dùng chỉ tự tiêu trong y khoa(Catgut) lưu vào huyệt, để duy trì kích thích lâu dài mà tạo nên tác dụng trị liệu như châm cứu.
2. Quy trình kỹ thuật cấy chỉ.
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Bệnh nhân được giải thích về phương pháp cấy chỉ Catgut.
- Bệnh nhân được chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khoẻ, tinh thần.
2.2 Chuẩn bị dụng cụ:
* Các phương tiện cấy chỉ.
- Bông; cồn 70 độ, cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả đậu.
- Kéo 22 cm.
- Kim lấy thuốc cỡ 23.
- Nĩa gắp chỉ.
- Đĩa thủy tinh Petri đường kính 6 cm.
- Hộp Inox đựng bông cồn.
- Đoạn thông nòng được cắt phù hợp (từ kim chọc dò tủy sống cỡ 22).
- Chỉ Catgut Chromic cỡ 4/0.
Hình ảnh một số phương tiện cấy chỉ.
* Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ, sau đó dùng kéo cắt chỉ Catgut thành từng đoạn từ 0,5cm đến 1 cm cho vào đĩa thủy tinh Petri, cho cồn 90 độ vào ngâm từ 1 đến 2 phút cho mềm chỉ rồi tiến hành cấy.
* Chuẩn bị cho người làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay vô khuẩn, sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
* Kỹ thuật cấy chỉ Catgut vào huyệt:
Sau khi chuẩn bị dụng cụ xong và bệnh nhân đã sẵn sàng thì tiến hành cấy chỉ.
- Bệnh nhân bộc lộ vùng huyệt cần cấy, thầy thuốc tiến hành cấy chỉ:
- Thầy thuốc tay trái cầm kim.
- Tay phải đưa đoạn thông nòng vào kim.
- Tay phải cầm nĩa gắp chỉ luồn vào đầu kim.
- Chuyển kim sang ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, tay trái cầm pince sát khuẩn vùng huyệt cần cấy chỉ.
- Để pince xuống và căng da vùng huyệt.
- Tay phải đưa kim nhanh qua da, đẩy kim vào huyệt, ngón cái của tay phải đẩy nòng cho đoạn chỉ ra khỏi ống kim rồi rút cả kim và nòng nhanh ra, đoạn chỉ sẽ nằm lại tại huyệt( Chỉ nằm cuộn tròn dưới da)
- Nếu có chảy máu thì dùng bông khô cầm máu
- Bệnh nhân được dặn không tiếp xúc nước vào huyệt đã cấy chỉ trong vòng 6 giờ.
+ Liệu trình: Bệnh nhân được cấy hai lần.
Lần đầu ngay khi vào viện.
Lần thứ hai sau 15 ngày.
* Một số phản ứng sau cấy chỉ catgut.
- Thông thường, người bệnh có thể có cảm giác kích thích đau nhẹ ở các huyệt vị được cấy chỉ. Đau mất đi sau vài ba ngày.
- Có thể gặp hiện tượng sưng nề ở các huyệt vị, nhất là ở các huyệt vị ở đầu chi do phản ứng viêm vô trùng. Hiện tượng này có thể tự mất đi sau ít ngày.
- Xuất huyết dưới da xuất hiện xuất hiện tại vị trí cấy chỉ do kim đâm xuyên qua tĩnh mạch. Hiện tượng này sẽ hết sau ít ngày.
- Hiếm gặp bệnh nhân dị ứng với các biểu hiện mẩn ngứa, mề đay…
- Trên một số bệnh nhân có thể thấy hiện tượng mệt mỏi sau điều trị bằng phương pháp cấy chỉ, nguyên nhân gây ra mệt mỏi có thể do số huyệt vị được cấy quá nhiều gây trạng thái ức chế ở bệnh nhân, hoặc do bệnh nhân đang mệt mỏi sẵn.
- Ở các huyệt vị sau điều trị thường có một cục nhỏ là do chỉ catgut tồn tại ở huyệt vị tạo nên tác dụng chữa bệnh kéo dài. Cục nhỏ đó sẽ mất đi sau một thời gian.
- Thòi đầu chỉ catgut tại huyệt được cấy chỉ do cấy chỉ không đúng kỹ thuật cần được thuật.
|