Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
3403
Hôm nay: 7544
Hôm qua: 27684
Trong tuần: 35228
Trong tháng: 847763
Tất cả: 847763
Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM VÀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN YDCT THANH HÓA -BSCKI. NGUYỄN THỊ THANH
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM VÀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN YDCT THANH HÓA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau lưng là một bệnh  hay gặp trong đời sống hàng ngày và trên lâm sàng. Trong điều tra tình hình bệnh tật đau lưng chiếm 2% trong nhân dân. Chiếm 17% những người trên 60 tuổi ( Phạm Khuê 1979 ) 6% tổng số các bệnh xương khớp (Khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai 1988) đau lưng gặp ở cả nam và nữ,  ở nhiều lứa tuổi, trên nhiều địa phương trong cả nước.Bệnh đau lưng tuy không gây tử vong. Nhưng thường làm cho người bệnh giảm khả năng vận động và lao động

          Về nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp có nguyên nhân tại chỗ như chấn thương vùng thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, u cột sống, thoái hóa cột sống… Một số bệnh nội tạng trong ổ bụng hoặc tiểu khung cũng có thể gây đau lưng như bệnh ở thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm thận bể thận, viêm tử cung phần phụ, nhưng nguyên nhân thường gặp là do thoái hoá cột sống.

Để điều trị bệnh đau lưng YHHĐ thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm như Aspirin, Felden, Hidrocortison… các thuốc này còn nhiều tác dụng phụ.

YHCT mô tả bệnh này thuộc phạm vi chứng tý, bệnh danh là yêu thống, nguyên nhân do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy làm cho sự vận hành khí huyết bị tắc trệ gây đau.

Để điều trị bệnh này YHCT cũng có nhiều phương pháp như dùng thuốc YHCT, điện châm, xoa bóp, thủy châm, cũng thu được kết quả tốt, có tác dụng giảm đau nhanh. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

Đánh giá tác dụng của thủy châm và bài thuốc "độc hoạt tang ký sinh" trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa đốt sống.

II.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.     Đối tượng nghiên cứu:

30 bệnh nhân được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa đốt sống tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT Thanh Hóa trong năm 2012 .

2.     Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ:

   2.1 Đau lưng cấp:

Đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau nhiều, đau tăng khi vận động, hạn chế vận động rõ rệt. Ấn điểm cạnh cột sống đau, thường gặp ở bệnh nhân tuổi từ 30 – 40.

   2.2 Đau lưng mãn tính:

Đau âm ỉ cả vùng thắt lưng, thường không lan, không có co cơ phản ứng. Đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Khám vận động hạn chế một phần các động tác.

2.3 Xquang:         Hẹp khe khớp

                           Mọc gai xương ở hai bên thân đốt sống

                          Đặc xương dưới sụn.

3.     Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân đau lưng có kèm theo nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân.

- Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị.

- Bệnh viêm cột sống dính khớp, lao cột sông, ung thư nguyên phát thứ phát.

- Chấn thương gãy cột sống.

- Bệnh nhân dị ứng với thành phần thuốc thủy châm.

4.     Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có so sánh trước và sau điều trị.

- Các bước tiến hành: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT trong năm 2012 đều được thủy châm thuốc vitamin B1, B6, B12 mỗi loại một ống, ngày một lần và uống thuốc sắc theo bài thuốc "Độc hoạt tang ký sinh".

5.     Công thức huyệt và phương pháp tiến hành:

- Chọn huyệt theo nguyên tắc: Tuần kinh thủ huyệt và huyệt tại chỗ theo kinh túc thái dương bàng quang, huyệt giáp tích vùng thắt lưng.

- Chất liệu nghiên cứu: Bơm tiêm 5ml, bông, cồn, kẹp không mấu, khay quả đậu, thuốc vitamin B1,B6,B12.

- Phác đồ huyệt; Thận du, đại trường du, giáp tích L4-L5.

- Kết hợp dùng thuốc thang sắc uống theo bài thuốc độc hoạt tang ký sinh;   

  Độc hoạt         12g                           Ngưu tất          12g

   Phòng phong   12g                           Đỗ trọng          12g

   Tang ký sinh    16g                           Quế chi             8g

   Tế tân                8g                            Sinh địa           12g

   Tần giao            8g                                   Bạch thược      12g

   Xuyên quy        8g                                   Cam thảo          6g

   Phòng sâm      12g                                   Xuyên khung    8g

  Phục linh          12g

Sắc uống ngày một thang.

Mỗi lần uống 170ml, ngày uống 2 lần sáng, chiều. Sau bữa ăn.

- Thời gian điều trị: 20 ngày

6.     Chỉ tiêu quan sát, theo giõi và đánh giá kết quả:

-            Chỉ số 1: Đánh giá mức độ đau dựa vào lời khai chủ quan của bệnh nhân.

          Không đau               :                 0 điểm

          Đau ít                       :                1 - 2 điểm

          Đau vừa                   :                 3 – 5 điểm

          Đau nhiều                 :                6 – 8 điểm

          Rất đau                     :                9 – 10 điểm

- Chỉ số 2: Vận động cột sống thắt lưng:

          + Tốt: Động tác cúi khớp gối thẳng, ngón tay sát đất (nghiệm pháp tay đất (-)):

                      Động tác ngửa lớn hơn 25 độ

                      Nghiêng lớn hơn 25 độ

                      Quay sang bên lớn hơn 30 độ

           + Khá: Góc vận động ngửa nghiêng sang bên từ 15 đến 25 độ, quay từ 20 – 30 độ .

Động tác cúi : ngón tay cách đất từ 10 – 20 cm.

            +Kém: Nếu góc vận động ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải dưới 15 độ, quay trái, quay phải dưới 20 độ. Động tác cúi ngón tay cách đất trên 20 cm.

- Chỉ số 3: độ giãn cột sống thắt lưng theo nghiệm pháp Schober bệnh nhân đứng thẳng, 2 gót chân sát vào nhau, 2 bàn chân mở 1 góc 60 độ đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 đo lên trên 10 cm và đánh dấu ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa đo lại khoảng cách giữa 2 điểm đánh dấu ở người bình thường khoảng cách đó là 4 cm.

             + Tốt : 4cm

             + Khá : 2-3 cm

             + Kém : dưới 2 cm

7.     Thời gian đánh giá : 10, 20 ngày

8.      Kết quả chung:

-    Khỏi: Điểm đánh giá mức độ đau = 0

             Dấu hiệu tay đất (-)

             Góc vận động ngửa, nghiêng, quay trở về bình thường.

             Độ giãn cột sống tốt.

- Đỡ: Điểm đánh giá mức độ đau giảm ít nhất 1 điểm trở lên.

             Góc vận động ngửa, nghiêng, quay tăng lên ít nhất 10 độ.

             Dấu hiệu tay đất giảm 10-20 cm .

             Độ giãn cột sống tăng ít nhất 1 cm.

- Không đỡ:

 Điểm đánh giá mức độ đau giữ nguyên.

               Vận động cột sống không được cải thiện.

                Độ giãn cột sống không thay đổi.

- Nặng lên:

Điểm đánh giá mức độ đau tăng.

Góc vận động ngửa, nghiêng, quay giảm.

Dấu hiệu tay đất tăng.

Độ giãn cột sống giảm.

9.Xử lý số liệu:

Các số liệu được xử lý theo xác xuất thống kê y học.

III:   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

3.1.1 Tỷ lệ mắc bệnh theo các nhóm tuổi:

 

     Chỉ số quan sát

 

Bệnh nhân

Tuổi

Dưới 30 tuổi

30 – 40 tuổi

41 – 50 tuổi

51 – 60 tuổi

Trên 60 tuổi

Tổng

Số lượng

0

3

5

9

13

30

Tỷ lệ %

0

10

17

30

43

100

 

* Nhận xét : Hay gặp nhất là bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 43%, độ tuổi 51- 60 tuổi chiếm 30%, độ tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 17%, độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm 10%, dưới 30 tuổi không có bệnh nhân nào.

 

3.1.2 Tỷ lệ mắc bệnh theo giới:

      Chỉ số quan

                sát

Bệnh nhân

 

Nam

 

Nữ

 

Tổng

Tỷ lệ

40

60

100

Số lượng

12

18

30

 

- Nhận xét: trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, nữ chiếm 60% nam chiếm 40%           

3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp:

Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Lao động tay chân

17

57

Lao động trí óc

13

43

Tổng

30

100

 

- Nhận xét : lao động tay chân chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn lao động trí óc lao động tay chân chiếm 57%, lao động trí óc chiếm 43%

3.1.4 Thời gian mắc bệnh:

Thời gian mắc bệnh

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Dưới 1 tháng

7

23

1 – 2 tháng

17

47

Trên 2 tháng

9

30

Tổng

30

100

 

- Nhận xét :thời gian mắc bệnh hay gặp nhất từ là từ 1-2 tháng chiếm47%

3.1.5 Thể bệnh theo y học hiện đại:

 

Đau lưng cấp

Đau lưng mãn

Số lượng

7

23

Tỷ lệ %

23

77

 

- nhận xét : trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân đau lưng mãn chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân đau lưng cấp.

 

 

3.1.6 Theo y học cổ truyền:

 

Thể phong hàn thấp

Huyết ứ

Can thận hư

Số lượng

10

5

15

Tỷ lệ %

33

17

50

 

- Nhận xét :  thể hay gặp nhất là thể can thận âm hư chiếm 50%, thể phong thấp chiếm 33%, thể huyết ứ chiếm 17%.

3.2 Sự thay đổi trên chỉ số lâm sàng trước và sau điều trị

3.2.1 Sự cải thiện mức độ đau:

      Điểm

 

Nội dung

Điểm TB trước điều trị

Điểm TB Sau điều trị

P

Mức độ đau

7 ± 1.4

1.6 ± 1.55

<0.01

 

 

 

 

* Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy điểm trung bình sau điều trị, giảm đi nhiều so với điểm trung bình trước điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê vói P< 0.01.

3.2.2 Sự biến đổi góc vận động cột sống thắt lưng:

Nội dung

Điểm TB trước điều trị

Điểm TB sau điều trị

P

Ngửa (độ)

11 ± 3.34

20 ± 3.2

 

 

<0.01

Nghiêng

14 ± 2.11

22 ± 2.44

Quay

13 ± 3.19

21 ± 3.11

Cúi( dấu hiệu tay đất(cm)

 

30 ± 6.2

 

10 ± 5.5

- Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy góc vận động cột sống thắt lưng được cải thiện nhiều so với trước khi điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0.01

3.2.3 Sự biến đổi độ giãn cột sống:

Nội dung

Điểm trung bình trước điều trị

Điểm trung bình sau điều trị

P

Độ giãn cột sống thắt lưng

1.7 ± 0.53

2.8 ± 0.65

<0.01

 

- Nhận xét : độ giãn cột sống thắt lưng được nâng lên so với trước khi điều trị. Sự thay đổi có ý nghĩa với P<0.01

3.3 Đánh giá mức độ đau sau điều trị:

- Theo YHHD:

STT

Kết quả điều trị

Đau lưng cấp

Đau lưng mãn

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

4

9

13

43

2

Đỡ bệnh

3

12

15

50

3

Không đỡ

0

2

2

7

4

Nặng lên

0

0

0

0

5

Tổng

7

23

30

100

 

- Nhận xét : Sau điều trị bệnh nhân khỏi đau nhiều chiếm 43%, đỡ đau chiếm 50% khồng đỡ chiếm 7%, không có bệnh nhân nào nặng lên.

-         Theo YHCT:

STT

Kết quả điều trị

Thể phong hàn thấp

Huyết ứ

Can thận hư

Bệnh nhân

Tỷ lệ

1

Khỏi

4

1

7

12

40

2

Đỡ

6

2

8

16

53

3

Không đỡ

0

2

0

2

7

4

Nặng lên

0

0

0

0

0

5

Tổng

10

5

15

30

100

 

 

- Nhận xét : qua bảng trên ta thấy phương pháp điều trị bằng thủy châm và bài thuốc độc hoạt tang ký sinh có tác dụng tốt với thể Phong hàn thấp và thể can thể hư.

 

 

 

 

3.4 Đánh giá khả năng vận động sau điều trị:

STT

Kết quả

điều trị

Đau lưng cấp

Đau lưng mãn

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

4

8

12

40

2

Đỡ

3

13

16

53

3

Không đỡ

0

2

2

7

4

Nặng lên

0

0

0

0

5

Tổng

7

23

30

100

 

- Nhận xét : sau điều trị, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn khả năng vận động chiếm tỷ lệ 40%, đỡ chiếm 53%, không đỡ chiếm 7%, không có trường hợp nào nặng lên.

3.5 Đánh giá chung kết quả sau điều trị:

STT

Kết quả điều trị

 

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Khỏi

12

40

2

Đỡ

16

53.33

3

Không đỡ

2

6.66

4

Nặng lên

0

0

5

Tổng

30

100

 

- Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ khỏi bệnh chiếm 40%, đỡ chiếm 53.33%, không đỡ chiếm 6.66%, không có bệnh nhân nào nặng lên.

3.6 Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc :

 Trong quá trình điều trị chưa thấy tác dụng không mong muốn của thuốc, trên 30 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu. Không có bệnh nhân nào có biêu hiện buồn nôn, ngứa, ỉa chảy, đau bụng… trong quá trình điều trị.

 

 

 

 

IV. BÀN LUẬN

Bằng những kết quả nghiên cứu ứng dụng thủy châm và bài thuốc “ Độc hoạt tang ký sinh “ trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại khoa Nhi Bệnh viện YHDT Thanh Hóa năm 2012 cho thấy:

-         Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi hay gặp nhất là trên 60 tuổi chiếm 43% trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Điều này phù hợp với thống kê của giáo sư Phạm Khuê, bệnh đau lưng chiếm tỷ lệ cao ơ những người trên 60 tuổi

-         Nữ giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới ( Nữ chiếm 60%, Nam chiếm 40%)

-         Lao động tay chân chiếm tỉ lệ cao hơn lao động trí óc. ( Lao động tay chân chiếm tỉ lệ mắc bệnh là 57%, lao động trí óc chiếm 43%)

-         Thời gian mắc bệnh hay gặp nhất là từ 1 đến 2 tháng chiếm 47%

-         Theo YHHD thể bệnh hay gặp là đau lưng mãn chiếm 77%. Theo YHCT thể bệnh hay gặp là thể can thận hư chiếm 50%. Điều này cho thấy bệnh nhân đến bệnh viện YHDT thường sau một thời gian mắc bệnh lâu ngày, ít đến trong giai đoạn cấp của bệnh.

-         Hoàn cảnh khởi phát, chủ yếu là những bệnh nhân xuất hiện tự nhiên, từ từ tăng dần. Nhóm vận động sai tư thế, vì chấn thương, chấn thương ít gặp.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1, Kết luận

Điều trị bệnh  đau lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp kết hợp giữa thủy châm vitamin B1, B6, B12 và bài thuốc độc hoạt tang ký sinh, có tác dụng “ công bổ kiêm trị” giúp cơ thể người bệnh vừa tấn công tác nhân gây bệnh, vừa nâng đỡ chính khí để thắng được bệnh tật. 

Có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng giảm đau nhanh và tăng khả năng vận động một cách rõ rệt, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 40%, đỡ đạt 53%, không đỡ 7%, không bệnh nhân nào có biểu hiện nặng lên.Thuốc an toàn chưa thấy biến chứng xấu

2, Kiến nghị

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống, được điều trị bằng phương pháp thủy châm kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh cho thấy đây là sự kết hợp điều trị có hiệu quả và an toàn. Vì thế nên phổ biến rộng rãi để áp dụng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng