Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
3436
Hôm nay: 7582
Hôm qua: 27684
Trong tuần: 35266
Trong tháng: 847801
Tất cả: 847801
Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGUT VÀO HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH - NGUYỄN HOÀNG TRUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGUT VÀO HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Liệt VII ngoại biên hay liệt mặt là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh của dây thần kinh sọ não mà y học cổ truyền(YHCT) gọi là “ Khẩu nhãn oa tà”, bệnh xuất hiện đột ngột gây liệt nửa mặt bên bệnh, mắt bên bệnh không nhắm kín được. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, người bệnh dễ bị mắc phải khi gặp thời tiết gió lạnh .

           Ở Việt Nam, liệt dây thần kinh VII khá phổ biến. Đã có nhiều nghiên cứu (NC) về bệnh lý lâm sàng và đánh giá các PP điều trị bệnh hoặc bằng thuốc như: bôi, đắp, uống…bằng các chế phẩm đông dược hoặc các PP không dùng thuốc như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

Cùng với sự phát triển của nền y học, PP cấy chỉ vào huyệt đã được  áp dụng trong điều trị bệnh và đã được coi là PP châm cứu hiện đại đặc biệt.  Mặc dù cấy chỉ Catgut trong điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh đã được đưa vào ứng dụng trong hơn nửa thập kỷ qua, cho đến nay vẫn chưa có NC đánh giá một cách đầy đủ về kết quả điều trị cũng như chi phí cho điều trị bệnh bằng PP cấy chỉ vào huyệt trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên, một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài  “ Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh ”  với hai mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng  phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.

2. Bước đầu nhận xét chi phí cho người bệnh trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt.

 

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.

- NC được triển khai tại các khoa điều trị tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:

- Tất cả các bệnh nhân nam và nữ mọi lứa tuổi được chẩn đoán là liệt  VII ngoại biên do lạnh – chứng “ khẩu nhãn oa tà” do phong hàn tà tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa  từ  08/2012 đến 06/2013.

*  Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.

          -  Được chẩn đoán là liệt VII ngoại biên do lạnh theo YHHĐ và YHCT.

          -  Không có bệnh  lý phối hợp nào.

-  Tự  nguyện tham gia NC, tuân thủ nguyên tắc điều trị và quá trình theo dõi.

Tiêu chuẩn loại trừ.

- Liệt VII ngoại biên do sang chấn, do Zona thần kinh.

 - Liệt  VII trung ương.

- Tổn thương dây thần kinh sọ khác.

- Bệnh nhân không tự nguyện tham ra NC, không tuân thủ nguyên tắc điều trị .

2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng.

2.1.2.1. Theo y học hiện đại:

Dựa vào bảng chẩn đoán lâm sàng liệt VII ngoại biên do lạnh trong

“ Lâm sàng - thần kinh” của Hồ Hữu Lương và Ngô Đăng Thục.

- Bệnh nhân phải có rối loạn vận động:

+ Mất nếp nhăn trán.

          + Mất rãnh mũi má.

          + Lệch nhân trung.

          + Dấu hiệu Charles Bell dương tính.

          + Méo miệng.

          + Sức co cơ nhai yếu hoặc không có.

- Bệnh nhân có thể có:

          + Rối loạn thần kinh thực vật: Khô mắt, chảy nước mắt, rối loạn thị giác, giảm tiết nước bọt.

+ Rối loạn cảm giác: Cảm giác đau vùng sau tai.

2.1.2.2. Theo y học cổ truyền.

- Tất cả các bênh nhân đều được chẩn đoán là “ khẩu nhãn oa tà” do phong hàn tà.

- Tiêu chuẩn thể phong hàn tà: Ngoài biểu hiện ở vùng mặt như trên

còn biểu hiện toàn thân  như:  Sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoạt, phù khẩn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.

  Nghiên cứu dọc, sử dụng PP thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên hàng loạt ca bệnh, sử dụng kỹ thuật thu thập số liệu tiến cứu để thu thập các thông tin về tình trạng bệnh, quá trình điều trị và kết quả điều trị bệnh và các chi phí phát sinh cho người bệnh trong quá trình điều trị.

* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:

-  PP chọn mẫu có chủ định.

-  Cỡ mẫu: Chọn 60 bệnh nhân đảm bảo các tiêu chí tham gia NC, chia vào 2 nhóm: theo nhóm NC và nhóm đối chứng (ĐC) sao cho bệnh nhân 2 nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ tổn thương.

+ Nhóm NC 30 bệnh nhân cấy chỉ Catgut vào huyệt.

+ Nhóm ĐC 30 bệnh  nhân  ôn châm.

2.2.2. Phương pháp triển khai nghiên cứu:

2.2.2.1. Đánh giá về lâm sàng

*  Ghi nhận thông tin trước khi điều trị và quá trình điều trị

- Sử dụng bệnh án mẫu thu thập các thông tin về:

+ Phần hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp và số điện thoại.

+ Lý do tới khám bệnh, tiền sử mắc bệnh và điều trị của bệnh nhân, khám tình trạng toàn thân, các triệu chứng cơ năng, thực thể.

* Phương tiện nghiên cứu

 -  Bông; cồn 70 độ, cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả  đậu.

 -  Kéo 22 cm.

           -  Kim lấy thuốc  cỡ 23.

           -  Nĩa gắp chỉ.

           -  Đĩa thủy tinh Petri đường kính 6 cm.

           -  Hộp Inox đựng bông cồn.

 -  Đoạn thông nòng được cắt  phù hợp (từ kim chọc dò tủy sống cỡ 22).

           -  Chỉ Catgut Chromic  cỡ 4/0.

Hình 2.1: Hình ảnh một số phương tiện trong nghiên cứu.

 

*  Phương pháp điều trị:

 -  Nhóm NC: sử dụng PP cấy chỉ Catgut vào huyệt  cụ thể là:

+  Công thức huyệt điều trị:

            . Các huyệt tác dụng tại chỗ: Địa thương; Giáp xa; Nhân trung; Thừa tương; Hòa liêu; Quyền liêu; Nhĩ môn; Toản trúc; Ty trúc không; Ngư yêu; Dương bạch; Nghinh hương.

 . Các huyệt tác dụng đường kinh: Hợp cốc bên đối diện.

           Các huyệt tác dụng toàn thân: Ế phong.

+ Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ được chuẩn  bị đầy đủ, sau đó dùng kéo cắt chỉ catgut thành từng đoạn từ 0,5cm đến 1 cm cho vào đĩa thủy tinh Petri, cho cồn 90 độ vào ngâm từ 1 đến 2 phút cho mềm chỉ rồi tiến hành cấy.

+ Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: Đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay vô khuẩn, sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.

           + Kỹ thuật cấy chỉ Catgut vào huyệt:

Sau khi chuẩn bị dụng cụ xong và bệnh nhân đã sẵn sàng thì tiến hành cấy chỉ. Bệnh nhân nằm ngửa, bộc lộ vùng  huyệt cần cấy, thầy thuốc tiến hành cấy  chỉ:

           Thầy thuốc tay trái cầm kim.

            Tay phải đưa đoạn thông nòng vào kim.

           Tay  phải cầm nĩa gắp chỉ luồn vào đầu kim.

           Chuyển kim sang ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, tay trái cầm pince sát khuẩn vùng huyệt cần cấy chỉ, sau đó để pince xuống và căng da vùng huyệt. Tay phải đưa kim nhanh qua da, đẩy kim vào huyệt, ngón cái của tay phải đẩy nòng cho đoạn chỉ ra khỏi ống kim rồi rút cả kim và nòng nhanh ra, đoạn chỉ sẽ nằm lại tại huyệt.

Nếu có chảy máu thì dùng bông khô cầm máu, bệnh nhân được dặn không tiếp xúc nước vào huyệt đã cấy chỉ  trong vòng 6 giờ.

         + Liệu trình: Bệnh nhân được cấy hai lần. Lần đầu ngay khi vào viện(D0), lần thứ hai sau 15 ngày(D15); Theo dõi bệnh nhân tới ngày thứ 30(D30).

-  Nhóm ĐC: Sử dụng PP ôn châm cụ thể là:

          + Công thức huyệt điều trị: Giống nhóm NC.

           + Châm tả các huyệt trên kết hợp với cứu bằng điếu ngải.

- Cả hai nhóm cùng được áp dụng chỉ định điều dưỡng đối với bệnh liệt dây VII ngoại biên.

* Phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Một liệu trình điều trị kéo dài trong 30 ngày bệnh nhân được đánh giá vào ngày thứ 15, ngày thứ 30 của liệu trình điều trị. Bệnh nhân nhập viện lần đầu là Do thì lần khám lại thứ nhất là D15, lần khám lại thứ 2 là D30. Mội lần bệnh nhân đến điều trị hay khám lại

2.2.2.2.  Chi phí chi điều trị bệnh bằng cấy chỉ Catgut và ôn châm.

CP của bệnh nhân cho điều trị bệnh được ước tính như sau:

Tổng CP một liệu trình điều trị bệnh = CP trực tiếp+ CP gián tiếp. Trong đó:

- CP  trực tiếp =  CP trực tiếp cho điều trị + CP trực tiếp ngoài điều trị .

- CP gián  tiếp cho điều trị = mất thu nhập của người bệnh + mất thu nhập của người nhà bệnh nhân.

2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu

-  Số liệu  được nhập theo chương trình epida 10.

-  Xử lý theo phần mềm SPSS 16.0.

-  Kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ số quan sát bằng Test χ2 hoặc test Fisher.

- Tính số trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh hai giá trị trung bình quan sát trước và sau điều trị bằng T-test ghép cặp.

2.2.5. Vấn đề  đạo đức trong nghiên cứu:

 -  Đề tài NC đã được hội đồng chấm đề cương NC cho thạc sĩ thông qua.

-  Trước khi NC bệnh nhân và gia đình được giải thích rõ về mục đích và nội dung NC.

- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân từ chối hoặc bỏ cuộc thì sẽ ngừng NC, đổi phương pháp điều trị và loại khỏi nhóm NC.

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm bệnh nhân liệt VII ngoại biên do lạnh.

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.

* Nhận xét: Trong nghiên cứu, chúng tôi chia thành bốn nhóm tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất.

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..

* Nhận xét:Bệnh nhân được phân bố tương đối đều về giới tính ở cả hai nhóm

3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân liệt VII ngoại biên ngày vào (D0)

* Nhận xét: Các triệu chứng về rối loạn vận động có ở hầu hết các bệnh nhân, các triệu chứng về rối lọan thần kinh thực vật như khô mắt, cảm giác đau sau tai có ở ít bệnh nhân hơn.

3.1.4. Phân loại mức độ liệt của bệnh nhân theo lâm sàng .

* Nhận xét: mức độ liệt của nặng trên lâm sàng của chiếm tỷ lệ cao

3.2. Đánh giá kết quả điều trị.

3.2.1. Kết quả điều trị triệu chứng lâm sàng ở cả hai nhóm.

3.2.1.1. Triệu chứng  mất nếp nhăn trán.

* Nhận xét:  Tỷ lệ khỏi của triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 15 ngày(D15) điều trị ở hai nhóm đều tốt: Nhóm nghiên cứu 70%; Nhóm đối chứng 50%. Hầu hết các bệnh nhân khỏi triệu chứng mất nếp nhăn trán sau 30 ngày điều trị

3.2.1.2. Dấu hiệu Charles Bell .

* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của dấu hiệu Charles Bell sau 15 ngày và 30 ngày điều trị bên nhóm nghiên cứu có tốt hơn. không có sự khác biệt giữa hai nhóm, với p > 0,05.

3.2.1.3. Triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung.

* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của triệu chứng méo miệng và lệch nhân trung  sau 15 và 30 ngày điều trị của hai nhóm là tương đương, với p > 0,05.

3.2.1.4. Triệu chứng không co cơ nhai.

         

* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của triệu chứng  không co cơ nhai sau 15  ngày điều trị có kết quả tốt: Nhóm nghiên cứu khỏi 61,5%; Nhóm đối chứng khỏi 68%. Sau 30 ngày cả hai nhóm đều có tỷ lệ khỏi trên 90%, với  p > 0,05.

 

 

 

 

3.2.1.5. Dấu hiệu mất rãnh mũi má.

* Nhận xét: Tỷ lệ khỏi của dấu hiệu mất rãnh mũi má  sau 15 và 30 ngày điều trị bên nhóm nghiên cứu cao hơn nhưng không có sự khác biệt, với p > 0,05.

3.2.2. Kết quả điều trị chung

 

 

          Nhóm

 

Kết quả

Nghiên cứu (1)

( n= 30)

Đối chứng (2)

(n = 30)

 

P1-2

Số BN

Tỷ lệ %

Số BN

Tỷ lệ %

Khỏi

24

80%

23

76,7%

 

>0,05

Đỡ

6

20%

7

23,3%

Không đỡ

0

0%

0

0%

Tổng cộng

30

100%

30

100%

 

 

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy bên nhóm nghiên cứu tỷ lệ khỏi 80%, đỡ 20%; Nhóm chứng khỏi 76,7%, đỡ 23,3%. Tuy bên nhóm nghiên cứu có kết quả cao hơn, với p > 0,05.

3.2.2.4  Thời gian điều trị.

Ngày điều trị

Nhóm nghiên cứu(1)

(n = 30)

Nhóm đối chứng(2)

(n = 30)

P1-2

X ± SD

21,13 ± 5,24

21,53 ± 5,6

> 0,05

* Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình của cả hai nhóm là tương đương nhau: Nhóm nghiên cứu 21,13 ± 5,24 ngày; Nhóm chứng 21,53 ± 5,6 ngày. Không có sự  khác biệt giữa hai nhóm, với  p > 0,05.

3.2.3. Tác dụng không mong muốn.

* Nhận xét:  Trên cả hai nhóm bệnh nhân, chúng tôi không thấy tác dụng không mong muốn nào ảnh hưởng đến bệnh nhân.

 

3.3. Chi phí trung bình của phương pháp cấy chỉ Catgut và ôn châm

                     Đơn vị:  đồng

Phương pháp

 

Các loại chi phí

Cấy chỉ

(n = 30)

ôn châm

(n = 30)

Chênh lệch

Chi phí trung bình

1.696.560

4.381.945

2.685.385

Độ lệch chuẩn

600.937

1.432.768

831.831

Chi phí thấp nhất

710.800

2.024.800

1.314.000

Chi phí cao nhất

3.639.400

7.068.400

3.429.000

Chi phí ở trung vị

1.626.700

3.758.900

2.132.200

Chi phí ở phần tư thứ nhất

1.262.900

3.449.400

2.186.500

 

Chi phí ở phần tư thứ ba

1.913.700

5.258.700

3.345.000

Khoảng tứ phân vị( IQR)

2.457.750

6.808.000

4.350.250

 

* Nhận xét: 

Kết quả nghiên cứu từ bảng trên đã cho thấy chi phí trung bình cho một đợt điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt là 1.696.560 đồng bằng 1/3 chi phí trung bình phương pháp ôn châm( 4.381.945 đồng). Chênh lệch về chi phí trung bình giữa hai phương pháp điều trị là 2.685.385 đồng.

IV. BÀN LUẬN

Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, qua tham khảo tài liệu, trong phần này chúng tôi tập trung bàn luận về một số vấn đề sau:                                                         

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

4.1.1. Tuổi mắc bệnh.

          Trong nghiên cứu của chúng tôi, 60 bệnh nhân được phân bố đều ở hai nhóm,  gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trẻ và trung niên gặp nhiều nhất.

4.1.2. Giới tính.

          Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh  gặp ở  nữ  cao hơn nam( nữ 53,3%,  nam 46,7%), nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hương Nga(2003):

 

4.2. Diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị.

4.2.1. Triệu chứng lâm sàng

          Các triệu chứng rối loạn vận động gặp ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu như: mất nếp nhăn trán, dấu hiệu Charles Bell dương tính, méo miệng – lệch nhân trung, mất rãnh mũi má gặp ở hầu hết các trường hợp.

4.2.2. Kết quả điều trị nhánh tận của dây VII.

          Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi vận động của nhánh thái dương – mặt( biểu hiện bằng sự phục hồi của dấu hiệu Charles Bell  và nếp nhăn trán).

4.2.3. Kết quả điều trị chung

          Kết quả nghiên cứu cho thấy bên nhóm nghiên cứu tỷ lệ khỏi 80%, đỡ 20%; Nhóm chứng khỏi 76,7%, đỡ 23,3%; Không  có trường hợp nào không khỏi ở cả hai nhóm nghiên cứu, tuy bên nhóm nghiên cứu có kết quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

4.2.3.4. Thời gian điều trị.

           Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu (21,13 ± 5,24); Nhóm chứng (21,53 ± 5,6), sự khác biệt này không có ý  nghĩa thống kê với p > 0,05.

4.2.4. Tác  dụng không mong muốn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đã thực hiện trên 60 bệnh nhân ở hai nhóm không thấy tác dụng không mong muốn nào ảnh hưởng đến bệnh nhân. 4.3. Nhận xét chi phí trung bình của người bệnh trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh.

Kết quả nghiên cứu  đã cho thấy chi phí trung bình cho một đợt điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng  phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt(1.696.560 đồng) bằng 1/3 chi phí của phương pháp ôn châm(4.381.945 đồng), hai phương pháp có sự chênh lệch về chi phí  là 2.685.385 đồng.

 

 

V. KẾT LUẬN

 

Kết quả nghiên cứu trên 30 bệnh nhân liệt VII ngoại biên do lạnh điều trị bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt so sánh với 30 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp ôn châm, rút ra một số kết luận:

          1. Phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt có tác dụng tốt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh: Tỷ lệ  khỏi và đỡ ở nhóm nghiên cứu là: Khỏi 80%, đỡ 20% ; Ở nhóm đối chứng là: Khỏi 76,7%, đỡ 23,3%.

2. Chi phí cho người bệnh trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt:

- Chi phí trung bình là: 1.696.560 ± 600.937 đồng.

- Chi phí trung bình của phương pháp cấy chỉ thấp hơn, bằng 1/3 chi phí trung bình của phương pháp ôn châm.

 

VI. KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đây là một phương pháp điều trị có hiệu quả tốt, an toàn trong liệt VII ngoại biên do lạnh, tiết kiệm được chi phí cho người bệnh nên nghiên cứu và  điều trị trên nhiều mặt bệnh hơn nữa.

- Cấy chỉ Catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh có nhiều ưu điểm, có lợi ích kinh tế do vậy cần phổ biến rộng rãi hơn tại các cơ sở y tế.

- Do chi phí ngày giường và thuốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí điều trị bệnh nên ở tuyến cơ sở cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho các thầy thuốc đông y để có thể chuyển cấy chỉ sang điều trị ngoại trú.

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng