I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đau thắt lưng là hội chứng thường gặp ở người Việt Nam cũng như trên thế giới, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi từ 20 đến 60 tuổi (vào thời kỳ con người có năng suất lao động, cống hiến cao nhất), gặp ở cả nam và nữ. Nên ảnh hưởng đến sức lao động , sản xuất của mỗi cá nhân khi bị đau .
Theo thống kê thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ khoảng 63%-73% tổng số đau cột sống thắt lưng và 72% đau thần kinh hông to là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Theo tổ chức y tế thế giới có 10 người có ít nhất 8 người một lần đau lưng, còn ở Mỹ hàng năm có 15-20% người đi khám bệnh vì đau lưng và có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng.
Về mặt điều trị đau lưng, y học hiện đại có nhiều phương pháp khác nhau . Điều trị nội khoa được đề cập đến từ lâu, các phương pháp này có nhược điểm là các thuốc giảm đau chống viêm có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến người bệnh.
Cùng với sự phát triển của y học, nghành PHCN cũng có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý đau lưng với các phương pháp như: Dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt.....và đặc biệt gần đây phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng đã giải quyết được một phần bệnh sinh, có hiệu quả tốt trong điều trị.
Theo y học cổ truyền đau lưng thuộc phạm vi ''chứng tý'' với bệnh danh là “Yêu thống“ và có nhiều phương pháp điều trị như: Châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, Tác động cột sống, thuốc đông dược....
Với mong muốn điều trị có kết quả tốt nhất cho người bệnh, chúng tôi đã đã kết hợp YHHĐ với YHCT trong điều trị. Do đó tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
1. Đánh giá Tác dụng của máy kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hoá, di lệch cột sống thắt lưng.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn máy kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hoá, di lệch cột sống thắt lưng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chọn 60 bệnh nhân tiến hành nghiên cứu tiến cứu được chẩn đoán là đau lưng do thoái hoá, di lệch cột sống thắt lưng tại khoa VLTL-PHCN BV YHDT Thanh Hoá, từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2011.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ.
- Tuổi :>18 tuổi.
- Không phân biệt giới tính.
- Lâm sàng: Biểu hiện ít nhất triệu chứng trong hội chứng cột sống thắt lưng:
+ Đau cột sống thắt lưng.
+ Biến dạng cột sống thắt lưng( Vẹo CSTL, mất đường cong sinh lý )
+ Điểm đau cạnh CSTL.
+ Hạn chế vận động CSTL.
-Cận lâm sàng: XQ thấy hình ảnh thoái hoá di lệch CSTL.
-Tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuân thủ nguyên tắc điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
- Đau lưng có kèm theo bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ nguyên tắc điều trị
- Các bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, ung thư nguyên phát, thứ phát, chấn thương cột sống.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng.
Có mẫu nghiên cứu 60 bệnh nhân, chọn có chủ định theo phương pháp ghép cặp, bệnh nhân được phân bố vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng sao cho có sự tương đồng về tuổi, giới, và mức độ tổn thương.
+ Nhóm chứng 30 bệnh nhân điều trị: Thuỷ châm vitamin 3B, điện châm, uống cao lỏng Neurutit, xoa bóp, chiếu đèn hồng ngoại.
+ Nhóm nghiên cứu 30 bệnh nhân điều trị: Thuỷ châm vitamin 3B, điện châm, uống cao lỏng Neurutit, xoa bóp, chiếu đèn hồng ngoại, kết hợp kéo giãn CSTL.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu.
- Máy kéo giãn cột sống TM 400 của hãng ITO-JAPAN.
* Máy kéo giãn cột sống TM 400 của hãng ITO-JAPAN là máy kéo giãn cột sống được cài đặt trương trình hoạt động tự động. Máy được thiết kế hiện đại và dễ sử dụng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Các thông số kỹ thuật:
- Điện thế nguồn:100-240 V; 50/50 Hz.
- Kích thước: 260(R) x 350(D) x 295(C) mm
- Trọng lượng: 14 kg.
- Hệ thống gồm hai phần : đầu máy và giường kéo được liên kết với nhau bởi dây kéo.
- Giường kéo gồm phần đầu, phần kéo của giường và các đai thắt lưng, đai ngực, các đai cố định để tập trung lực vào vùng kéo.
2.2.3 . Phương pháp điều trị.
- Hai nhóm cùng thể bệnh điều trị giống nhau về thuốc vitamin 3B, châm cứu, thuốc cao lỏng Neurutis, chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp.
- Nhóm nghiên cứu có thêm kéo giãn CSTL.
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
+ Phân bố theo tuổi, giới, , mức độ, .
- Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng: Đánh giá trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân.
+ Tình trạng đau lưng: Nhẹ, vừa, nặng.
+ Độ giãn CSTL(theo NP Schober):
+ Tầm vận động CSTL.
+ Các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày.
+ Số ngày điều trị trung bình.
2.2.5. Xử lý số liệu.
Các số liệu nghiên cứu được phân tích xử lý trên phần mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
3.1.1. Đặc điểm về tuổi.
Nhận xét: Dưới 20 tuổi không có bệnh nhân nào, từ 20 đến 39 tuổi có 9/60 chiếm 15%, độ tuổi 40-60 chiếm số lượng nhiều nhất 29/60 chiếm 48,3%, lớn hơn 60 tuổi có 22/60 chiếm 36,7%, số bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ cao.
3.1.2 Đặc điểm về giới:
Giới tính
|
Nhóm chứng
|
Nhóm NC
|
P
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Nam
|
19
|
63,4
|
20
|
66,7
|
< 0,05
|
Nữ
|
11
|
36,7
|
10
|
33,3
|
Tổng số
|
30
|
100
|
30
|
100
|
* Nhận xét: Cả hai nhóm tỷ lệ nam, nữ tương đương nhau, sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp bệnh nhân
Nghề nghiệp
|
Nhóm chứng
|
Nhóm NC
|
P
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Lao động nặng
|
13
|
43,3
|
13
|
43,3
|
< 0,05
|
Lao động nhẹ
|
17
|
56,7
|
17
|
56,7
|
Tổng số
|
30
|
100
|
30
|
100
|
* Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.1.4. Mức độ đau.
Mức độ đau
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Nhẹ
|
3
|
10
|
2
|
6,7
|
vừa
|
17
|
56,7
|
18
|
60,0
|
Nặng
|
10
|
33,3
|
10
|
33,3
|
Tổng số
|
30
|
100
|
30
|
100
|
P
|
p < 0,05
|
* Nhận xét: Mức độ đau vừa chiếm tỷ lệ cao cả hai nhóm điều trên 55%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2. Đánh giá kết quả sơ kết.
3.2.1. Sự cải thiện mức độ đau.
Mức độ
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
P
|
TĐT
|
SĐT
|
P1
|
TĐT
|
SĐT
|
P2
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
Không đau
|
0
|
0
|
4
|
13,3
|
<0,01
|
0
|
0
|
8
|
26,7
|
<0,01
|
<0,05
|
Đau nhẹ
|
3
|
10
|
17
|
56,7
|
3
|
10,0
|
18
|
60,0
|
Đau vừa
|
16
|
53,3
|
8
|
26,7
|
17
|
56,7
|
4
|
13,3
|
Đau nặng
|
11
|
36,7
|
1
|
3,3
|
10
|
33,3
|
0
|
0
|
Tổng
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
* Nhận xét: Sau 3 tuần điều trị, cả hai nhóm điều đạt kết quả cao. Nhận thấy kết quả điều trị nhóm nghiên cứu là cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01
3.2.2 sự cải thiện về nghiệm pháp tay đất.
Mức độ
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
P
|
TĐT
|
SĐT
|
P1
|
TĐT
|
SĐT
|
P2
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
Tốt
|
0
|
0
|
11
|
36,7
|
<0,01
|
0
|
0
|
18
|
60,0
|
<0,01
|
<0,05
|
Trung bình
|
7
|
23,3
|
12
|
40,0
|
6
|
20,0
|
9
|
40,0
|
Kém
|
23
|
76,7
|
7
|
23,3
|
24
|
80,0
|
3
|
10,0
|
Tổng
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
Nhận xét: Sau điều trị sự cải thiện về nghiệm pháp tay đất của hai nhóm điều cải thiện rõ rệt so với trước điều trị. Sự cải thiện về nghiệm pháp tay đất của nhóm nghiên cứu sau điều trị là cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng .
3.2.3. Sự cải thiện về CSTL trước và sau điều trị trên lâm sàng
Nhóm
Mức độ
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
P
|
TĐT1
|
SĐT1
|
P1
|
TĐT2
|
SĐT2
|
P2
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
Tốt
|
2
|
6,7
|
10
|
33,3
|
<0,01
|
1
|
3,3
|
18
|
60,0
|
<0,01
|
<0,05
|
Trung bình
|
8
|
26,7
|
12
|
40,0
|
8
|
26,7
|
10
|
33,3
|
Kém
|
20
|
63,4
|
8
|
26,7
|
21
|
70,0
|
2
|
6,7
|
Tổng
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
* Nhận xét; Trên lâm sàng cả hai nhóm điều có cải thiện. Sự cải thiện của nhóm nghiên cứu sau 3 tuần điều trị là cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng .
3.2.4. Sự cải thiện về các hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày trước và sau điều trị.
Nhóm
Mức độ
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
P
|
TĐT1
|
SĐT1
|
P1
|
TĐT2
|
SĐT2
|
P2
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
n
|
%
|
Tốt
|
0
|
0
|
10
|
33,3
|
<0,01
|
0
|
0
|
18
|
60,0
|
<0,01
|
<0,05
|
Trung bình
|
6
|
20,0
|
11
|
36,7
|
5
|
16,7
|
9
|
30,0
|
Kém
|
24
|
80,0
|
9
|
30,0
|
25
|
83,3
|
3
|
10,0
|
Tổng
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
30
|
100
|
* Nhận xét; Sau điều trị sự cải thiện về hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày của hai nhóm điều cải thiện rõ rệt so với trước điều trị. Sự cải thiện của nhóm nghiên cứu sau điều trị là cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng .
3.2.5. Kết quả điều trị:
Kết quả
|
Nhóm chứng
|
Nhóm nghiên cứu
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Số BN
|
Tỷ lệ %
|
Tốt
|
10
|
33,3
|
18
|
60,0
|
Trung bình
|
11
|
36,7
|
10
|
33,3
|
Không kết quả
|
9
|
30,0
|
2
|
6,7
|
Tổng
|
30
|
100
|
15
|
100
|
P
|
P < 0,05
|
* Nhận xét: Nhóm nghiên cứu có kết quả điều trị tốt hơn.
3.2.6. So sánh ngày điều trị trung bình của hai nhóm;
Nhóm
|
Nhóm chứng
(n=30)
|
Nhóm NC
(n=30)
|
P
|
Ngày điều trị TB
|
21,13
|
20,80
|
< 0,05
|
*Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm tương đương nhau.
3.3. Tác dụng không mong muốn.
Nhận xét: cả hai nhóm đi không có Tác dụng không mong muốn nào.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung.
4.1.1 Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình bệnh nhân đến điều trị tại khoa tương đối cao. Nhóm chứng là 54,5 tuổi, nhóm nghiên cứu là 53,5 tuổi. 4.1.2 Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân nam cao hơn nữ . ở cả hai nhóm bệnh nhân nam chiếm hơn 60% .
4.1.3 Nghề nghiệp
Những bệnh nhân đến điều trị gặp nhiều ở những người lao động nhẹ . nhóm lao động nặng chiếm tỷ lệ ít hơn, cả hai nhóm đờu có 13/30 chiếm 43,3%.
4.1.4 Mức độ đau
Bệnh nhân đến điều trị chủ yếu đau ở mức độ vừa; ở nhóm chứng có 17/30 bệnh nhân 56,7%, nhóm nghiên cứu có 18/30 bệnh nhân chiếm 60%.
4.2 Đánh giá kết quả điều trị.
4.2.1 Sự cải thiện mức độ đau.
- Theo nghiên cứu của chúng tôi kéo giãn cột sống thắt lưng có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân sau đợt điều trị, có sự khác biệt giữa hai nhóm điều trị .
- Bệnh nhân hết đau ở nhóm chứng có 4/30 chiếm 13,3%, ở nhóm nghiên cứu có 8/30 bệnh nhân chiếm 26,7% .
4.2.2. Sự cải thiện về nghiệm pháp tay đất
- Sau đợt điều trị ở nhóm chứng, mức độ cải thiện về nghiệm pháp tay đất tốt chiếm 36,7%, ở nhóm nghiên cứu chiếm 60% .
- Mức độ trung bình ở nhóm chứng 40%, nhóm nghiên cứu là 40%.
- Mức độ kém ở nhóm chứng 23.3%, nhóm nghiên cứu 10%.có sự cải thiện rõ giữa hai nhóm.
4.2.3. Sự cải thiện về CSTL trước và sau điều trị trên lâm sàng.
- Qua theo dõi biểu hiện trên lâm sàng chúng tôi thấy có sự thay đổi về cột sống thắt lưng.
+ Mức độ tốt ở nhóm chứng tốt là 33,3%, nhóm nghiên cứu là 60% .
+ Mức độ trung bình nhóm chứng 40%, nhóm nghiên cứu là 33,3% .
+ Mức độ kém ở nhóm chứng là 26,7%, nhóm nghiên cứu là 6,7%.
4.2.4. Sự cải thiện về các hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày trước và sau điều trị.
- Sau điều trị sự cải thiện về hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày của hai nhóm điều cải thiện rõ rệt so với trước điều trị.
- Sự cải thiện của nhóm nghiên cứu sau điều trị là cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng
4.2.5 Kết quả điều trị.
- Qua tiến hành nghiên cứu trên cả hai nhóm chúng tôi thu được kết quả sau:
+ Nhóm chứng: Tốt 33,3%; Trung bình 36,7%; Kém 30%
+ Nhóm nghiên cứu: Tốt 60%; Trung bình 33,3%; kém 6,7%.
- Nhóm nghiên cứu có kết quả điều trị tốt hơn.
4.2.6. Số ngày điều trị trung bình của hai nhóm.
Số ngày điều trị trung bình của 2 nhóm tương đương nhau
4.3. Tác dụng không mong muốn.
Qua theo dõi điều trị cho 60 bệnh nhân thuộc cả hai nhóm chúng tôi không thấy trường hợp nào bị các Tác dụng không mong muốn như: mẫn ngứa, ban đỏ, áp xe, chảy máu, đau đầu chúng mặt, buồn nôn, chấn thương. Điều này cho thấy tính an toàn của phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc đông dược, thủy châm vitamin 3B, điện châm, xoa bóp, chiếu đền hồng ngoại với kéo giãn cột sống.
V. KẾT LUẬN.
Qua nghiên cứu điều trị cho 60 bệnh nhân đau lưng do thoái Hoá di lệch cột sống thắt lưng. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Hiệu quả điều trị đau lưng do thoái Hoá di lệch cột sống thắt lưng bằng phương pháp điều trị kết hợp giữa thuốc đông dược, điện châm, xoa bóp, chiếu đền hồng ngoại với kéo giãn cột sống thắt lưng đạt: Tốt 60%; Trung bình 33,3%; kém 6,7% cao hơn khi so sánh với bệnh nhân nhóm chứng: Tốt 33,3%; Trung bình 36,7%; Kém 30%.
2. Trong quá trình điều trị bệnh đau lưng do thoái Hoá di lệch cột sống thắt lưng bằng phương pháp kết hơp trên không có Tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và cận lâm sàng.
VI. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu trên bệnh nhân thực tế tại khoa, chúng tôi xin đề xuất những kiến nghị sau:
1. Phương pháp dùng thuốc đông dược, thủy châm vitamin 3B, điện châm, xoa bóp, chiếu đền hồng ngoại với kéo giãn cột sống là sự kết hợp điều trị có hiệu quả và an toàn cần được phổ biến rộng rãi.
2. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình điều trị cho phù hợp với điều kiện nhu cầu thực tế với phạm vi rộng hơn.
|