Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
26
Hôm nay: 311
Hôm qua: 857
Trong tuần: 3698
Trong tháng: 9010
Tất cả: 33173
Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY NHƯỢC THẦN KINH - BSCKII. NGUYỄN VĂN TÂM
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC DƯỠNG TÂM AN THẦN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY NHƯỢC THẦN KINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

       Suy nhược thần kinh (SNTK) là một bệnh phổ biến trong xã hội, bệnh xảy ra do nhiều căn nguyên khác nhau trong đó những sang chấn tâm lý là nguyên nhân hàng đầu( có tác giả gọi là tâm căn suy nhược ).

       Căn nguyên tâm lý rất đa dạng là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mãn tính kéo dài ( chấn thương tâm thần , Stress ) Những nguyên nhân đó làm tổn thương rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ mà gây nên bệnh

       SNTK Theo Y học cổ truyền (YHCT) là một bệnh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng bệnh : Kinh quý, Chính xung, Kiện vọng, đầu thống, Thất miên ... (hồi hộp đánh trống ngực, hay quên, đau đầu, mất ngủ). Nguyên nhân chủ yếu là do thất tình ( hỉ, nộ, bi, ai, khủng , kinh, ưu ) Ngoài ra còn do hậu quả của một số bệnh mãn tính làm chức năng của các tạng tâm, can, tỳ thận suy yếu [ 1 ], [ 5 ].

     1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc " Dưỡng tâm an thần " trên các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân suy nhược thần kinh.

      2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc trên  lâm sàng.

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1   CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

Bài thuốc nghiên cứu: Dạng thuốc sắc dưới dạng cao lỏng do khoa dược bệnh viện YHCT Thanh hoá sản xuất cung cấp.

Thành phần bài thuốc

            Nhân sâm       8   g                                           Viễn trí          8  g

            Tam thất         4  g                                            Cát cánh       10  g

            Đan sâm       16  g                                            Xuyên quy   10  g

            Ngũ vị tử         8  g                                           Mạch môn     10  g

            Bá tử nhân    12  g                                            Sinh hoàng kỳ 30  g

            Toan táo nhân 16 g                                           Sa nhân            6  g           

             Phục thần      16  g    

Thuốc đạt tiêu chuẩn dược điển IV năm 2009

Ngày sắc uống 1 thang.

2.2   Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân: Tổng số bệnh nhân nghiên cứu: 53 bệnh nhân

Nơi nghiên cứu : Khoa Nội, Khoa Nội lão, Khoa Nội Nhi, Khoa Nội Phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Thanh hoá.

Tiêu chuẩn lâm sàng  theo YHHĐ

           Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của phân loại bệnh quốc tế ( ICD - 10 ). 

Tiêu chuẩn loại trừ trong nghiên cứu :

     Loại trừ tất cả các trường hợp Tâm căn suy nhược không phải do căn nguyên tâm lý hay trong các bệnh mạn tính như : Nhiễm độc nghề nghiệp, Di chứng viêm não, Loét dạ dày tá tràng, Lao , Ung thư .....

2.3  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Phương pháp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

          Nghiên cứu theo phương pháp so sánh trước, sau điều trị

           Phương pháp dùng thuốc : Dùng bài thuốc " Dưỡng tâm an thần " dạng cao lỏng ngày uống 2 lần , mỗi lần 170ml.  Thời gian uống thuốc 25 ngày.

Các chỉ tiêu quan sát (YHHĐ)

Chỉ tiêu quan sát về lâm sàng: Mệt mỏi; Đau đầu; Mất ngủ; Chóng mặt

           - Trắc nghiệm trí nhớ và sự chú ý

          - Tần số mạch, huyết áp động mạch

           - Điện não đồ

 Các bệnh nhân được xét nghiệm trước và sau điều trị

 Được đánh giá trước điều trị  và sau điều trị 25 ngày.

Đánh giá kết quả chung

       Cộng số điểm của 4 triệu chứng trên đã được xác định trước và sau điều trị để đánh gía kết quả : - Số điểm sau điều trị = 0 là Tốt ;

              - Số điểm sau điều trị  30% trước điều trị là Khá

              - Số điểm sau điều trị > 30% và  50% trước điều trị là Trung bình

              - Số điểm sau điều trị > 50% trước điều trị là không có kết quả Các chỉ tiêu quan sát cận lâm sàng:

- Phương pháp ghi điện não đồ.

- Ảnh hưởng của thuốc trên một số chỉ số cận lâm sàng

Chỉ tiêu quan sát tác dụng không mong muốn của thuốc trên LS:  Buồn nôn, ngứa, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu, tăng hay giảm huyết áp, phù ngoại biên.

2.3.3 Đánh giá kết quả chung:

          Cộng số điểm của 4 triệu chứng trên đã được xác định trước và sau điều trị để đánh giá kết quả

          Loại A : Kết quả điều trị tốt: Số điểm sau điều trị = 0  Các chỉ số lâm sàng giảm 90 -100% so với trước điều trị.

          Loại B:  Kết quả khá: Số điểm sau điều trị dưới hoặc bằng 1/3 số điểm trước điều trị. Các chỉ số lâm sàng giảm từ 70 đến 90% so với trước ĐT

          Loại C: Kết quả điều trị trung bình: Số điểm sau điều trị trên 1/3 và dưới hoặc bằng 1/2 số điểm trước điều trị là đỡ ít.  Các chỉ số lâm sàng giảm 50 đến 70%. Các triệu chứng giảm nhưng vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Loại D: Kết quả kém:  Số điểm sau điều trị trên 1/2 số điểm trước điều trị. Các chỉ số lâm sàng giảm < 50%. Các triệu chứng giảm nhưng không ổn định. Hoặc không có sự cải thiện triệu chứng.

2.3.4. Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo toán xác xuất thống kê trong y sinh học , bằng chương trình EPi - InPo 6.04

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1  Nguyên nhân gây bệnh

Biểu đồ 3.1.   Đánh giá nguyên nhân gây bệnh

          

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân Suy nhược thần kinh do sang chấn tâm lý trường diễn chiếm 77,36 %. Số bệnh nhân do sang chấn tâm lý cấp tính chiếm 22,64 %.

3.2 Kết quả điều trị của "Cao lỏng dưỡng tâm an thần "

3.2.1 Biến đổi một số cảm giác chủ quan sau đợt điều trị bằng " Cao lỏng Dưỡng tâm an thần "

 

 

 

 

 

Bảng 3.1 Cảm giác chủ quan của bệnh nhân trước và sau điều trị

 

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

 

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU TRỊ

p

Số BN

Tỷ lệ %

Số BN

Tỷ lệ %

Mệt mỏi

Mệt không làm việc được         (3 điểm)

Chỉ làm một lát đã mệt              (2 điểm)

Làm đến cuối ngày mới mệt     (1 điểm)

Làm việc bình thường               (0 điểm)

 

21

25

6

1

 

 

39,62

47,17

11,32

1.89

 

0

4

17

32

0

7,55

32,07

60,38

 

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

Rối loạn giấc ngủ

Cả ngày đêm chỉ ngủ 2-3 giờ         (3 điểm)

Ngủ ít hơn bình thường ngắt quãng(2 điểm)

Khó ngủ lúc bắt đầu ngủ                 (1 điểm)

Ngủ bình thường                             (0 điểm)

 

28

20

5

0

 

52,83

37,74

9,43

 

0

4

16

33

0

7,55

30,19

62,26

 

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

Chóng mặt

Không đi lại được hoặc phải dìu     (3 điểm)

Đi lại được nhưng không vững      (2 điểm )

Chóng mặt khi thay đổi tư thế        (1 điểm)

Không chóng mặt                            (0 điểm)

 

5

21

23

4

 

9,43

39,62

43,40

7,55

 

0

2

14

37

0

3,77

26,42

69,81

 

<0,001

<0,001

<0,05

<0,001

Đau đầu

Đau nhiều                                       (3 điểm)

Đau trung bình                               (2 điểm)

Đau ít                                              (1 điểm)

Không đau                                       (0 điểm)

 

44

7

2

0

 

83,02

13,21

3,77

0

 

0

4

14

35

0

7,55

26,42

66,03

 

<0,001

<0,05

<0,001

<0,001

Nhận xét: Các triệu chứng so với trước điều trị đều chuyển biến theo chiều hướng tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 

Biểu đồ 3.2.   Đánh giá chung về kết quả điều trị

Nhận xét : - Số bệnh nhân có kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ  39,62%, kết quả khá là 43,40%, chỉ có 16,98% là trung bình, và không có % không đỡ.           

3.3.2. Biến đổi trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung di chuyển chú ý của bệnh nhân sau khi điều trị

Biểu đồ 3.3 Trí nhớ của bệnh nhân trước và sau điều trị Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có trí nhớ loại tốt tăng từ 1,89% lên 26,42% ( p < 0,001), Tỷ lệ bệnh nhân có trí nhớ loại khá tăng từ 9,43% lên 56,60% ( p < 0,001).

  Tỷ lệ bệnh nhân có trí nhớ trung bình dịch chuyển từ 33,96% giảm xuống 16,98% ( p < 0,001). Sau điều trị không có trí nhớ kém.

 

 

 

Biểu đồ 3.4  Độ tập trung chú ý trước và sau điều trị

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả loại tốt tăng từ 0% lên 26,41% ( p < 0,05 ). Tỷ lệ BN đạt kết quả loại khá tăng từ 3,77% lên 54,72% ( p < 0,001 )

      - Tỷ lệ bệnh nhân loại kém từ 69,81% trước điều trị giảm xuống còn 0% sau điều trị  ( p < 0,001 )

Bảng 3.2.  Kết quả chung về các trắc nghiệm tâm lý của trước và sau điều trị

                   ĐIỂM

 

TRẮC NGHIỆM

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ       ( ± SD )

SAU ĐIỀU TRỊ      ( ± SD )

P

Nhìn nhớ

4,30 ± 1,54

7,95 ± 1,38

< 0,001

Tập trung di chuyển chú ý

3,76 ± 1,14

7,39 ± 1.56

< 0,001

Điểm trung bình

4,03 ± 1,41

7,67 ± 1,49

< 0,001

 Theo số liệu bảng 3.11 cho thấy : Sau điều trị khả năng nhìn nhớ của bệnh nhân đã tăng từ  4,30 điểm lên 7,95 điểm. Khả năng tập trung di chuyển chú ý tăng từ 3,76 điểm lên 7,39 điểm. Đánh giá chung về kết quả tâm lý tăng từ 4,03 điểm lên 7,67 điểm ( < 0,001 )

 

 

Bảng 3.3  Tần số mạch, huyết áp trước và sau điều trị

CHỈ SỐ

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

± SD

SAU ĐIỀU TRỊ

 ± SD

P

Tần số mạch ( lần/phút)

77,3 ± 6,3

77,4 ± 3,5

> 0,05

Huyết áp tâm thu ( mmHg)

112,48 ± 12,46

114,27 ± 9,78

> 0,05

Huyết áp tâm trương ( mmHg)

72,59 ± 7,26

73,57 ± 6,21

>0,05

Nhận xét: Tần số mạch và huyết áp ở các bệnh nhân tương đối ổn định. Trước điều trị và sau điều trị sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.4 Kết quả theo Y học cổ truyền của các bệnh nhân sau điều trị          

Bảng 3.4. Kết quả điều trị một số triệu chứng và thể bệnh  theo YHCT

TRIỆU CHỨNG

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

SAU ĐIỀU TRỊ

p

Số BN

 

Tỷ lệ (%)

Giảm

Không giảm

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Đầu thống (đau đầu)

53

100,00

49

92,45

4

7,55

 

 

 

 

 

< 0,001

Huyễn vựng (chóng mặt)

49

92,45

47

95,92

2

4,08

Thất miên ( mất ngủ)

53

100,00

51

96,23

2

3,77

 Mệt mỏi

52

98,11

49

94,23

3

5,77

Đau mỏi lưng

37

69,81

32

86,49

5

13,51

Miệng khô đắng, hay nhạt miệng

42

79,25

37

88,10

5

11,90

Kiện vọng (hay quên)

46

86,79

41

89,13

5

10,87

 

Thể Can và tâm khí uất kết

7

13,21

6

85,71

1

14,29

 

Thể can tâm thận âm hư

46

86,79

44

95,65

2

4,35

 

Nhận xét: Tất cả các triệu chứng theo YHCT sau điều trị đều giảm so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001

3.5 Biến đổi của điện não đồ trước và sau điều trị.

Bảng 3.5 Biến đổi các thông số của sóng alpha trên điện não đồ

THÔNG SỐ

SÓNG alpha

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ          (  ± SD )

SAU ĐIỀU TRỊ                    (  ± SD )

p

Tần số (Hz)

11,02 ± 2,71

11,08 ± 2,06

> 0,05

Biên độ ( àv )

38,98 ± 7,12

48,67 ± 8,04

< 0,001

Chỉ số ( % )

46,45 ± 8,97

54,66 ± 11,45

< 0,001

Nhận xét: kết quả sau đợt điều trị sóng alpha trên điện não đồ trước điều trị có dạng nhọn , sau điều trị có dạng thoi. Biên độ và chỉ số sau điều trị đều tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Biên độ từ 38,98.àv tăng lên 48,67 àv ; chỉ số từ 46,45 % tăng lên 54,66 %.

 Bảng 3.6 Biến đổi các thông số của sóng beta trên điện não đồ

THÔNG SỐ

SÓNG beta

TRƯỚC ĐIỀU TRỊ          ( ± SD )

SAU ĐIỀU TRỊ                    (  ± SD )

p

Tần số (Hz)

16,82 ± 3,71

17,18 ± 2,96

> 0,05

Biên độ ( àv )

16,58 ± 5,57

16,97 ± 6,04

> 0,05

Chỉ số ( % )

37,12 ± 7,53

24,78 ± 4,45

< 0,001

Qua bảng 3.15 cho thấy kết quả sau đợt điều trị tần số và biên độ của sóng beta trên điện não đồ của các bệnh nhân thay đổi không đáng kể ( p > 0,05 ) . Còn chỉ số ( % ) giảm từ 37,12 % xuống 24,78 % có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.6  Kết quả nghiên cứu tác dụng không mong muốn của thuốc Dưỡng tâm an thần.

-Tất cả  bệnh nhân của nhóm nghiên cưú điều trị dùng Cao lỏng Dưỡng tâm an thần đều không thấy xuất hiện các tác dụng không mong muốn

- Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan và thận trước và sau điều trị đều không có sự thay đổi, tất cả ở chỉ số sinh lý bình thường.

- Số lượng Hồng cầu, Bạch cầu, Huyết sắc tố trước điều trị và sau điều trị sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

IV. BÀN LUẬN

Theo Y học cổ truyền, Tâm căn suy nhược không có bệnh danh riêng biệt mà nó được mô tả trong phạm vi nhiều chứng trạng như kiện vọng ( hay quên ), đầu thống ( đau đầu ), thất miên ( mất ngủ ), mệt mỏi, huyễn vựng ( chóng mặt )

Thất miên là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân suy nhược, sau điều trị 96,23% số bệnh nhân có cải thiện về giấc ngủ. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân bệnh Tâm căn suy nhược là do sang chấn tâm lý, căng thẳng lo nghĩ kéo dài ảnh hưởng đến công năng các tạng Tâm, Can, Thận. Trương Cảnh Nhạc nói: " Lao lực và tư lự quá sức sẽ làm cho chân Huyết hao tổn, chân Huyết bị hao tổn sẽ ảnh hưởng đến công năng chỉ huy của Thần minh mà gây nên mất ngủ [ 5 ].

Khi Tâm hoả thịnh , Thận âm hư yếu dẫn đến Tâm Thận bất giao, kéo theo Can dương nhiễu động, Can âm hư kém, cuối cùng gây nhiễu động Tâm thần và mất ngủ. Lại còn do Tâm Tỳ suy yếu, Huyết không dưỡng Tâm nên mơ nhiều nhanh tỉnh, hay quên. Tỳ không vận hoá nên ăn không ngon. Nguồn sinh hoá thiếu, huyết khí suy, tinh thần mệt mỏi.

Theo Y học cổ truyền mệt mỏi thuộc chứng hư lao, về nguyên nhân mệt mỏi sách Y tông kim giám viết " Hư lao có thể do bẩm thụ yếu kém, tiên thiên bất túc, do ăn uống không có chừng mực, ham muốn quá độ, lao tâm, lao lực quá độ làm tổn hại Khí Huyết, Tinh hao Thuỷ kiệt, Hoả bốc. Trong bài thuốc " Dưỡng Tâm an thần " có các vị thuốc Toan táo nhân, Viễn trí, Bá tử nhân, Phục thần có tác dụng an thần dưỡng Tâm điều trị : Tâm phiền không ngủ được, lại được sự hỗ trợ bổ Khí dưỡng Huyết của các vị thuốc Nhân sâm, Tam thất, Xuyên quy, Hoàng kỳ, Mạch môn . Vì vậy bài thuốc có Tiêu bản, hoãn cấp, vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị vào gốc của bệnh, điều hoà rối loạn công năng tạng phủ của bệnh Tâm căn suy nhược.

Huyễn vựng ( chóng mặt ),  theo sách Cảnh Nhạc toàn thư có nói" Vô hư bất năng tác huyễn " nghĩa là không có chứng hư không có chóng mặt, vì thế chữa hư là chính. Trong bài thuốc " Dưỡng tâm an thần" tập trung bổ là chính, bổ khí dưỡng huyết, bổ can thận âm, tráng kiện cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi bệnh nhân hết mệt mỏi, ngủ khá hơn thì lúc tỉnh dậy có cảm giác khoan khoái dễ chịu, vì thế cũng hết chóng mặt . Như vậy ở bệnh nhân tâm căn suy nhược chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau.

        Đau đầu và thất miên ( mất ngủ ) là hai triệu chứng gặp ở tất cả các bệnh nhân suy nhược thần kinh trong nhóm nghiên cứu. Y học cổ truyền cho rằng đầu là " chủ dương chị hội, thanh dương chi phủ, tuỷ hải chi sở tại [ 16 ], đầu là nơi hội tụ của mọi phần dương, là nơi ở của bộ não, khí huyết của ngũ tạng, lục phủ đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm thời tà, nội thương tạng phủ đều gây đau đầu.     

Nguyên nhân đau đầu trong bệnh tâm căn suy nhược là do nội thương Khí Huyết hư nhược không đủ nuôi lên đầu não, do nội thương tình chí, Can không điều đạt, uất hoá hoả, gây nhiễu loạn tầng không gây đau đầu. Lại còn do Tỳ không vận mạnh, đờm trọc sinh ra trở ngại thanh dương, thanh không thăng, trọc không giáng cũng gây nên đau đầu. [  1 ], [ 5 ], [ 10 ].

Theo YHCT trí nhớ của con người nhờ vào 3 tạng Tâm, Tỳ, Thận. Lo nghĩ căng thẳng quá độ làm thương tổn đến Tâm, Tỳ. Tâm đã thương tổn thì Huyết hao kiệt, Tâm Thần không vững, lại hại đến Tỳ làm Vị khí suy yếu. Tỳ Vị suy yếu, Tỳ khí hư làm cho nguồn sinh hoá của khí huyết suy kiệt Thận tinh không đủ.  Chính khí suy dẫn đến Thận khí không thông lên Tâm được cho nên mê muội chóng quên. Trong bài thuốc điều trị các vị phối hợp với nhau làm cho khí huyết, tinh tuỷ được đầy đủ sung mãn, não bộ được nuôi dưỡng tốt thì tinh thần minh mẫn và trí nhớ sẽ hồi phục

V. KẾT LUẬN

    Qua nghiên cứu thuốc cao lỏng " Dưỡng Tâm an thần " đuợc sử dụng điều trị 53 bệnh nhân suy nhược thần kinh, trong thời gian 25 ngày, chúng tôi thấy :

1. Tác dụng điều trị

- Cao lỏng " Dưỡng Tâm an thần " Có tác dụng tốt trong điều trị suy nhược thần kinh. Sau 25 ngày điều trị kết quả Tốt đạt 39,62%, Khá 43,40%, Trung bình 16,98%. Trong đó, đạt hiệu quả tốt nhất đối với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và mệt mỏi.

2. Sau điều trị các chỉ số tâm - sinh lý được cải thiện rõ rệt:

- Trước ĐT tỷ lệ bệnh nhân có trí nhớ ngắn hạn loại tốt là: 1,89%, loại khá là 9,43%,  trung bình là 33,96% và kém là 54,72%. Sau điều trị tỷ lệ các bệnh nhân có trí nhớ các loại tương ứng là Tốt: 26,42%, Khá: 56,60%, Trung bình: 16,98% và không còn bệnh nhân trí nhớ kém Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

- Theo khả năng độ tập trung chú ý: Tỷ lệ bệnh nhân lúc nhập viện loại tốt là 0%, loại khá là 3,77%, loại trung bình là 26,42%, và kém là 69,81%. Sau điều trị tỷ lệ các bệnh nhân có khả năng độ tập trung chú ý các loại tương ứng là Tốt: 26,41%, Khá: 54,72%, Trung bình: 18,87%, và không còn bệnh nhân kém. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

  -Mạch và huyết áp động mạch sau ĐT không có sự khác biệt đáng kể.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc:

   - Chưa thấy tác dụng phụ trên lâm sàng trong thời gian dùng thuốc

   - Thuốc không làm thay đổi chức năng gan, thận và hồng cầu, huyết sắc tố.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Bài thuốc " Cao lỏng dưỡng tâm an thần " là bài thuốc từ những dược liệu quý, mang tính bổ dưỡng, dễ sản xuất và có hiệu quả cao trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh nên cần được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh này, đặc biệt với thể Can tâm thận âm hư.

3. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của bài thuốc lên các yếu tố thành mạch, tim mạch, yếu tố cải thiên tuần hoàn não để xác định cơ chế tác dụng của bài thuốc. Từ đó có cơ sở nghiên cứu chuyển từ thuốc sắc sang dạng viên nang, viên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản.

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng