Sự kiện nổi bật
Thông báo

Thuốc tự sản xuất
  • SIRO HO MA HẠNH

    SIRO HO MA HẠNH
    CHỈ ĐỊNH: - Ho khan, ho có đờm - Hen suyễn khó thở LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Người lớn và trẻ em > 6 tuổi: 2-3 lần x 10-15ml/ngày. Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2 lần x 10ml/ngày Trẻ dưới 3 tuổi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý: Lắc kỹ trước khi dùng
  • Cao Lỏng Neurutis

    Cao Lỏng Neurutis
    TÁC DỤNG: Giảm đau, trừ phong thấp CHỈ ĐỊNH: - Trị đau thần kinh ngoại biên - Viêm khớp dạng thấp
  • Cao Lỏng Bát Trân

    Cao Lỏng Bát Trân
    - Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo: bổ tỳ ích khí - Đương quy, Bạch thược, Thục địa: tư dưỡng can huyết, điều huyết Phối ngũ với Xuyên khung để đi vào huyết phận mà lý khí làm cho Đương quy, Thục địa bổ mà không trệ. TÁC DỤNG: Bổ khí huyết
  • Cao Lỏng Viêm gan mạn

    Cao Lỏng Viêm gan mạn
    CHỈ ĐỊNH: - Viêm gan, tăng men gan, suy giảm chức năng gan - Vàng da, ban ngứa, nổi mề đay - Chán ăn, ăn không tiêu do chức năng gan gây ra.
  • CAO LỎNG TRĨ (T1)

    CAO LỎNG TRĨ (T1)
    TÁC DỤNG: Bổ huyết, cầm máu, CHỈ ĐỊNH:Trĩ ngoại, trĩ nội. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG: Mỗi ngày uống 01 gói, ngày uống 02 lần.
  • Hắc Quy Tỳ Hoàn

    Hắc Quy Tỳ Hoàn
    TÁC DỤNG: Kiện tỳ, d­ưỡng tâm, ích khí, bổ huyết CHỈ ĐỊNH: - Tâm tỳ hư, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược. - Người mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu.
  • Lục Vị Hoàn

    Lục Vị Hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Độc hoạt tang kí sinh hoàn

    Độc hoạt tang kí sinh hoàn
    TÁC DỤNG:Trừ phong thấp, bổ khí huyết, bổ can thận. CHỈ ĐỊNH: - Viêm, đau thần kinh ngoại biên: thần kinh toạ, đau vai gáy. - Viêm khớp, đau nhức khớp xương. - Đau mỏi lưng. -Thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, chân tay tê lạnh
  • Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần

    Cao Lỏng Dưỡng Tâm An Thần
    TÁC DỤNG: Dưỡng tâm, An thần, bổ khí huyết CHỈ ĐỊNH: - Mệt mỏi, mất ngủ,đau đầu,chóng mặt - Ăn kém, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp tức ngực - Bệnh suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
Vườn thuốc gia đình
Châm cứu bấm huyệt
Chuyên đề y học
 Dược thiện
 Nam khoa
 Mỹ dung
 Cây con - khoáng vật làm thuốc
Đại cương y học cổ
 YHCT Trung Quốc
 YHCT Ấn Độ
 YHCT Tây Tạng
Website đơn vị
Bộ y tế
Sở Y tế Thanh Hoá
Bệnh viện YDCT Trung Ương
Học viện YDCT Việt Nam
Thống kê truy cập
3524
Hôm nay: 7686
Hôm qua: 27684
Trong tuần: 35370
Trong tháng: 847905
Tất cả: 847905
Nghiên cứu khoa học
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐÂU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÓC TÁCH, THẮT CẮT TRI KẾT HỢP MÁY LG 2000 - BSCKI. NGUYỄN GIA VINH
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐÂU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÓC TÁCH, THẮT CẮT TRI KẾT HỢP MÁY LG 2000

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh trĩ được biết đến từ lâu trong lịch sử loài người, tuy ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người bệnh

Thực tế lâm sàng cho thấy, trên thề giới cũng như nước ta tỷ lệ mắc bệnh trĩ trên 50% ở lứa tuổi trưởng thành thậm trí còn cao hơn. Theo GSv- TS

Nguyễn Mạnh Nhâm (Chủ tịch hội hậu môn trực tràng Việt Nam) thì tỷ lệ người trên 15 tuổi bị bệnh trĩ là 50% ở Miền Bắc Việt Nam {4}

             Đã có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ nhưng vẫn chưa có phương pháp nào tối ưu. Sau chữa trị tuy bệnh trĩ đã khỏi nhưng có không ít bệnh nhân bị tái phát là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý tạo ra, đặc biệt có trường hợp xảy ra nguy cơ rối loạn cảm giác vùng mổ như nứt kẽ hậu môn, hẹp hậu môn sau mổ.

*  Mục tiêu nghiên cứu:

“Đánh giá kết quả bước đầu điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp bóc tách, cắt trĩ kết hợp máy LG2000”

Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật.

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Chất liệu nghiên cứu: Máy LG 2000

Nguyên lý làm việc của máy LG 2000 {3}

          Máy LG 2000 sử dụng kỹ thuật kiểm tra dò tự động có kìm ngưng điện lưỡng cực sinh nhiệt và kháng điện trở cơ thể, bảo đảm kết cấu khô cứng không bị than hoá, khiến cho huyết quản đóng lại, tổ chức hoại tử rơi xuống. Ngoài ra còn có các công năng khác như dao điện, nhíp điện...từ đó đạt đến mục đích trị liệu.

          Phương pháp kháng điện trở cơ thể (bio – electrical impedance measurelment, BEIM) ứng dụng vào việc đo lường tổ chức cơ thể là kỹ thuật mới phát triển trong những năm gần đây, là một loại phương pháp kiểm tra thông tin cơ thể con người không có tính làm thương.

          Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: không gây thương tổn tổ chức, thao tác đơn giản, chính xác, an toàn, không gây đau đớn, có hiệu quả kinh tế... Phương pháp này lợi dụng tính khác biệt do một số bộ phận ở cơ thể sinh vật dẫn điện đối với điện lưu, từ đó tiến hành đo lường điện sinh lý với tổ chức cơ thể sinh vật.

          Nguyên tắc hoạt động của nó là: dẫn điện trong cơ thể và lượng nước trong cơ thể, nồng độ Ion trong cơ thể có mối liên quan, khi nồng đọ Ion trong cơ thể tương đương, tỉ lệ dẫn điện của tổ chức có hàm lượng nước cao nhỏ hơn rất nhiều so với tổ chức có hàm lượng nước thấp. Số điện trở trong cơ thể sinh vật có liên quan đến độ dài vật dẫn, hình dạng, diện tích mặt cắt ngang và tần suất tín hiệu. Khi tần suất tín hiệu không thay đổi, điện trở trong cơ thể sinh vật có liên quan đến thể tích vật dẫn.

          Nguyên lý sinh nhiệt của kìm ngưng tụ điện lưỡng cực cao tần: khi kìm ngưng tụ điện lưỡng cực cao tần tác dụng lên cơ thể người bệnh, dưới sự tác động của điện trường đang thay đổi với tần suất cao (trên 50 MHz) tổ chức đang ở vị trí giữa hai cực âm dương, các phân tử có cực trong tổ chức (chủ yếu là các phân tử nước) chuyển động với vận tốc cao theo tần suất cao đã cọ sát lẫn nhau sản sinh ra nhiệt lượng.

          Đây là hiệu ứng do việc lấy bản thân tổ chức sinh vật làm nguồn nhiệt gia tăng nhiệt. Dẫn điện của cơ thể có liên quan đến hàm lượng nước và nồng độ Ion, khi nồng độ Ion tương đương, tỉ lệ dẫn điện của tổ chức có hàm lượng nước cao sẽ thấp hơn tổ chức có hàm lượng nước thấp rất nhiều.

          Khi kìm ngưng tụ điện lưỡng cực cao tần kẹp tổ chức búi trĩ sinh nhiệt trị liệu, đồng thời tận dụng kỹ thuật đo đạc kháng điện trở sinh vật (BEIM) để đo đạc hiệu quả trị liệu, điều chỉnh một cách hợp lí kháng điện trở phát ra từ máy. Kìm điện nhanh chóng sinh ra nhiệt khiến thành phần nước trong tổ chức hạt trĩ nhanh chóng bốc hơi, trong quá trình này kháng điện trở sinh vật biến đổi từ nhỏ tới lớn.

          Khi kháng điện trở tổ chức trĩ hạt và giá trị của kháng điện trở phát ra từ máy tương đương (tổ chức khô ráo trong thời gian ngắn), lúc này trực tuyến công suất phát ra giảm và tự động có tiếng kêu bíp bíp chỉ thị, xác nhận tổ chức khô ráo không bị than hoá, chính là đạt đến hiệu quả trị liệu.

          Đặc điểm của phương pháp trị liệu này là: tăng nhiệt độ đều dặn cho các vị trí, trong thời gian ngắn ngưng tụ làm khô ráo, phần vành bên phần khô ráo rất rõ ràng, hiêu quả ngừng xuất huyết rất tốt, hơn nữa tránh than hoá, có tính an toàn cao.

          Do kỹ thuật trị liệu này có thể đảm bảo một cách hiệu quả tổ chức bệnh biến ngưng tụ kết khô trong thời gian ngắn mà không bị than hoá, hạt trĩ thiếu máu, hoại tử sẽ liên tiếp rơi ra, khiến cho bề mặt phẫu thuật không bị viêm nhiễm và dính vào nhau. Bởi vậy nên phẫu thuật an toàn, thao tác đơn giản, đau đớn ít, thời giàn phẫu thuật ngắn, không xuất huyết, không viêm nhiễm, không có di chứng để lại mà quy trình trị liệu lại ngắn, tiết kiệm chi phí chữa trị.

          Kỹ thuật này trải qua ứng dụng lâm sàng đã nhận được rất nhiều sự hoan nghênh và ủng hộ của giới bác sỹ; là đời kỹ thuật mới có thể thay thế các phương pháp phẫu thuật truyền thống như: tia laser, tia hồng ngoại, vi sóng, sóng radio, giải phẫu điện trực lưu...

2. Đối tượng nghiên cứu

          Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Thanh Hoá trong những tháng đầu năm 2012. Khám chọn 30 bệnh nhân trĩ hậu môn có chỉ định phẫu thuật phân loại theo giới tính, tuổi, chẩn đoán thương tổn và lập phiếu theo dõi tái khám định kỳ sau mổ 10 ngày.

3. Phương pháp nghiên cứu

          Nghiên cứu tiến cứu dựa trên thiết kế lâm sàng.

          - Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Chọn bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật: Trĩ độ 3; độ 4; Trĩ hỗn hợp; Trĩ vòng có các xét nghiệm cơ bản đủ điều kiện phẫu thuật.

          - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân tăng huyết áp; ung thư hậu môn trực tràng; Bệnh nhân tiểu đường.

- Phương pháp chọn bệnh nhân: Chọn lần lượt bệnh nhân vào viện từ tháng 1 năm 2012 có chỉ định phẫu thuật như trên cho đến khi đủ 30 bệnh nhân nghiên cứu.

4. Phương pháp tiến hành phẫu thuật

          - Sát trùng vùng hậu môn

          - Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1%.

          - Dùng kìm răng chuột kẹp vào chân búi trĩ.

          - Bóc tách chân búi trĩ để lại cầu niêm mạc bằng máy LG2000.

          - Khâu thắt gốc các búi trĩ bằng chỉ vicryl 2.0.

          - Cắt gốc các búi trĩ bằng máy LG2000.

          - Khâu cầm máu các búi trĩ bằng chỉ vicryl 2.0.

          - Bôi thuốc mỡ medinclophencitH;  Băng ép vô khuẩn.

5. Các chỉ tiêu quan sát sau phẫu thuật

*Đau:

Độ 1: Đau nhẹ, chỉ đau khi đi ngoài: 2 điểm

Độ 2: Đau vừa phải, liên tục, nằm nghỉ đỡ đau: 1 điểm

Độ 3: Đau nhiều cả ngày đêm nằm nghỉ không đỡ đau: 0 điểm

*Chảy máu:

Độ 1: Khi đại tiện máu bám vào phân hoặc giấy vệ sinh: 2 điểm

Độ 2: Khi đại tiện máu chảy thành giọt: 1 điểm

Độ 3: Đại tiện máu chảy thành tia: 0 điểm

*Biểu hiện tiểu tiện:

Độ 1: Đi tiểu khó nhưng vẫn tự đi hết nước tiểu: 2 điểm

          Độ 2: Chỉ đi tiểu được khi chườm nóng hoặc châm cứu các huyệt vùng bàng quang: 1 điểm

Độ 3: Phải thông đái: 0 điểm

* Biểu hiện đại tiện:

          Độ 1: Đại tiện đau nhưng vẫn tự đi được: 2 điểm

          Độ 2: Bệnh nhân mót đi ngoài liên tục nhưng mỗi lần chỉ đi được 1 ít phân: 1 điểm

          Độ 3: Bệnh nhân mót đi ngoài liên tục nhưng không đi được: 0 điểm

*Thời gian rụng trĩ:

Tốt: Búi trĩ rụng trong vòng 7 ngày: 2 điểm

Trung bình: Búi trĩ rụng trong vòng 8-10 ngày: 1 điểm

Kém: Búi trĩ rụng sau 10 ngày thắt trĩ: 0 điểm

6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật

Đánh giá dựa vào chỉ tiêu lâm sàng theo dõi bệnh nhân 10 ngày sau phẫu thuật cắt trĩ bằng cách cộng số điểm của các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.

          - Kết điều trị tốt. Tổng điểm đạt từ 9 đến 10 điểm. Bệnh nhân hài lòng với phương pháp điều trị.

          - Kết quả điều trị khá: Tổng điểm đạt từ 5 đến 8 điểm

- Kết quả điều trị trung bình. Tổng điểm đạt từ 1 đến 4 điểm.

- Kết quả điều trị kém. Tổng điểm đạt 0 điểm. Bệnh nhân không hài lòng với phương pháp điều trị. Bệnh nhân đau nhiều cả ngày đêm nằm nghỉ không đỡ đau. Đại tiện máu chảy thành tia. Bệnh nhân không tự đi tiểu được và phải thông đái. Búi trĩ rụng sau 10 ngày phẫu thuật.

7. Xử lý số liệu: Theo phương pháp toán thống kê y sinh học

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh

Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo các nhóm tuổi

TT

Tuổi

Số bệnh nhân

n = 30

Tỷ lệ %

1

< 30

6

20

2

30 - 49

9

30

3

50-69

14

46,7

4

≥ 70 tuổi

1

3,3

 

Tổng:

30

100

 

Nhận xét: Bệnh nhân ở độ tuổi 50-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (46,7%). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là độ tuổi ≥ 70 tuổi (3,3%).

 

 

 

Bảng 3.2: Phân bố theo giới

TT

Giới

Tổng

Tỷ lệ %

1

Nam

16

53,3

2

Nữ

14

46,7

 

Tổng

n = 30

100%

 

Nhận xét: Số bệnh nhân chọn nghiên cứu có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ nhưng chênh lệch không nhiều.

Bảng 3.3: Phân loại theo nghề nghiệp

TT

Nghề nghiệp

Tổng

Tỷ lệ %

1

Công nhân viên chức

9

30

2

Cán bộ hưu trí

3

10

3

Nông dân

18

60

 

Tổng:

N = 30

100%

 

Nhận xét: Trong số bệnh nhân được chọn để nghiên cứu thì bệnh nhân làm nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất (60%). Công nhân viên chức chiếm 30%; Chiếm 10% là cán bộ hưu trí.

Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh

TT

Thời gian mắc bệnh

Số lượng

Tỷ lệ%

1

Từ 5-10 năm

17

56,7

2

Từ 10 - 20 năm

13

43,3

 

Tổng:     

N = 30

100%

 

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy số bệnh nhân đến điều trị có thời gian bị bệnh trĩ đa số là kéo dài. Bị bệnh từ 10-20 năm là 43,3%; Bệnh nhân bị bệnh từ 5- 10 năm là 17 người Chiếm 65,7%.

Bảng 3.5. Mức độ bệnh trĩ

Mức độ bệnh trĩ

Số người mắc

Tỷ lệ %

Nam

Nữ

Tổng

Trĩ nội độ III

6

8

14

46,7

Trĩ nội độ IV

3

2

5

16,6

Trĩ hỗn hợp

7

4

11

36,7

Tổng cộng

16

14

30

100%

Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy bệnh nhân bị bệnh trĩ đều tương đối nặng: Trĩ độ 3: 46,7%; Độ 4: 16,6% và trĩ hỗn hợp nội ngoại là 36,7%. 

Biểu đồ 3.1.

3.2. Kết quả sau phẫu thuật

Bảng 3.6 . Cảm giác đau sau mổ:

TT

Tính chất đau

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

1

Đau mức độ 1

25

83,3%

2

Đau mức độ 2

5

16,7%

 

Nhận xét: Trong 30 người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ được theo dõi nhận thấy có 25 bệnh nhân (Chiếm tỷ lệ 83,3%) chỉ đau nhẹ hoặc chỉ đau khi đi đại tiện. Số bệnh nhân đau mức độ vừa phải nằm nghỉ thì đỡ đau chiếm 16,7%.

Bảng 3.7. Chảy máu sau mổ

TT

Mức độ chảy máu

Số ca

Tỷ lệ

1

Độ 1:

30

100%

2

Độ 2:

0

0

 

Nhận xét: Theo bảng 3.7 nhận thấy bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ thì 30 bệnh nhân (Tỷ lệ 100%) chỉ chảy máu độ 1 (Khi đi đại tiện máu bám vào phân hoặc giấy vệ sinh).

Bảng 3.8. Biểu hiện tiểu tiện sau mổ

TT

Mức độ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Độ 1:

25

83,3

2

Độ 2:

3

10

3

Độ 3:

2

6,7

 

Tổng:

30

100

 

Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy có 25 bệnh nhân (Tỷ lệ 83,3%) sau phẫu thuật tự đi tiểu hết nước tiêu (Độ 1). Chiếm 10% bệnh nhân phải chườm nóng vùng bàng quang mới đi tiểu được. Chỉ có 2 bệnh nhân không tự đi tiểu được phải thông đái (Tỷ lệ 6,7%).

Bảng 3.9. Biểu hiện đại tiện sau mổ

TT

Mức độ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

1

Độ 1:

30

100

2

Độ 2:

0

0

 

Nhận xét: Theo bảng 3.9 thấy rằng: Sau phẫu thuật thắt cắt trĩ cả 30 bệnh nhân chiểm tỷ lệ 100% đi đại tiện được bình thường.

Bảng 3.10. Thời gian rụng trĩ

TT

Thời gian rụng trĩ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

1

≤ 7 ngày

17

56,7

2

Từ 8 – 10 ngày

13

43,3

 

Tổng

N= 30

100%

 

Nhận xét: Bảng 3.9 cho thấy: Phẫu thuật bằng phương pháp bóc tách thắt cắt trĩ kết hợp máy LG2000 rút ngắn thời gian rụng trĩ. Bệnh nhân rụng trĩ ≤ 7 ngày chiếm tỷ lệ cao hơn (56,7%).

Biểu đồ 3.2

Bảng 3.10: Đánh giá chung về kết quả điều trị sau phẫu thuật

Kết quả điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ%

Tôt (7 - 8 điểm)

25

83,3

Khá (4 -  6 điểm)

3

           10

Trung bình (1 - 3 điểm)

2

           6,7

     Kém

0

            0

 

Nhận xét: Qua bảng trên nhận thấy số bệnh nhân có kết quả điều trị sau phẫu thuật cắt trĩ đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ rất cao 83,3%. Không có bệnh nhân nào kết quả kém. 10% đạt khá và chỉ có 6,7% bệnh nhân có kết quả điều trị đạt trung bình.

 IV BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

          Qua điều trị cho 30 bệnh nhân bằng phương pháp bóc tách thắt cắt trĩ kết hợp máy LG2000, chúng tôi có nhận xét như sau:

          -  Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 30 đến 69 tuổi trong đó: Tuổi từ 30-49 chiếm 30%; Từ 50-69 tuổi chiếm 46,7%.

          - Tỷ lệ bệnh nhân nam - nữ chênh lệch nhau không nhiều 6,6%.

          - Bệnh nhân bị bệnh trĩ đến khám và điều trị có thời gian mắc bệnh tương đối lâu năm: Thời gian bị bệnh từ 5-10 năm chiếm 56,7%; Từ 10-20 năm chiếm 43,3%.

          - Nghề nghiệp: Chủ yếu tập trung nhóm lao động nông nghiệp nặng nhọc chiếm 60%. Cán bộ công chức và hưu trí chiếm 40%.

          - Mức độ bệnh: Bệnh nhân đến điều trị trong tình trạng bệnh đã nặng như đi ngoài ra máu nhiều, đau và sa lồi búi trĩ nhiều (Trĩ nội độ 3 chiếm 46,7%; 53,3% là trĩ nội độ 4 và trĩ hỗn hợp).

2. Kết quả sau phẫu thuật

          - Cảm giác đau sau mổ: Sau phẫu thuật trĩ bằng phương pháp bóc tách, thắt cắt kết hợp máy LG2000 cho kết quả rất khả quan: 83,3% bệnh nhân chỉ đau nhẹ hoặc chỉ đau khi đi ngoài. Chỉ có 5 bệnh nhân (chiếm 16,7%) đau ở mức độ vừa phải, nằm nghỉ thì đỡ đau. Bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol 500mmg hoặc Ephenegan thì đỡ đau.

          - Mức độ chảy máu: Trong số 30 bệnh nhân theo dõi sau mổ không có bệnh nhân nào chảy máu thành tia hoặc thành giọt. 100% số bệnh nhân chỉ chảy máu nhẹ khi đi đại tiện (Khi đại tiện máu bám vào phân hoặc giấy vệ sinh). So sánh mổ trĩ bằng  phương pháp Logo cải tiến với dụng cụ Mỹ hoặc Trung quốc tại bệnh viện Tràng An thì tỷ lệ bệnh nhân sau mổ chảy máu  nhiều phải mổ khâu lại là 3,06% {5}

          - Biểu hiện tiểu tiện sau phẫu thuật: Chỉ gặp 2 trường hợp sau mổ bệnh nhân căng tiểu mà không tự đi tiểu được nên phải thông đái (Chiếm 6,7%). Đây là bệnh nhân nam tuổi cao kết hợp có u xơ tiền liệt tuyến và 1bệnh nhân nữ bị bệnh trĩ hỗn hợp có sa lồi nhiều búi trĩ. Có 3 bệnh nhân phải chườm nóng vùng bàng quang sau đó tự đi tiểu được. 83,3% bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ tự đi tiểu được mà không phải can thiệp gì.

          - Biểu hiện đại tiện: 100% bệnh nhân sau phẫu thuật không có rối loạn đại tiện (Bệnh nhân đi ngoài được và không có biểu hiện tắc phân). So với mổ trĩ bằng  phương pháp Logo cải tiến với dụng cụ Mỹ hoặc Trung quốc tại bệnh viện Tràng An thì tỷ lệ tắc phân là 15,3% {5}

          - Thời gian rụng trĩ: 30 bệnh nhân phẫu thuật thắt cắt trĩ kết hợp máy LG2000 trĩ có thời gian rụng trĩ từ 6 đến 10 ngày (17 bệnh nhân rụng trĩ trong thời gian từ 6 đến 7 ngày chiếm 56,7%; 13 bệnh nhân rụng trĩ trong thời gian từ 8 đến 10 ngày chiếm 43,3%). Sau khi rụng trĩ vết thương không chảy máu.

          - Kết quả qua thang điểm đánh giá sau phẫu thuật: Kết quả tốt chiếm tỷ lệ rất cao 83,3%. 10% đạt khá và chỉ có 6,7% bệnh nhân có kết quả điều trị đạt trung bình.

V. KẾT LUẬN

Qua theo dõi và đánh giá bước đầu 30 bệnh nhân phẫu thuật mổ trĩ theo phương pháp thắt, cắt kết hợp máy LG2000 nhận thấy:

- Đây là một phương phẫu thuật có nhiều ưu điểm, tiến hành dễ dàng. Bệnh nhân ít đau, ít chảy máu; Trong 30 ca bệnh nghiên cứu chưa thấy có tai biến và biến chứng trong và sau phẫu thuật.

- Số bệnh nhân theo dõi sau phẫu thuật có kết quả tốt chiếm tỷ lệ rất cao 83,3%. 10% đạt khá và chỉ có 6,7% bệnh nhân có kết quả điều trị đạt trung bình.

- Bệnh nhân đa số chấp nhận và hài lòng với phương pháp điều trị; Rút ngắn được số ngày nằm viện của bệnh nhân và giá thành điều trị hợp lý.    

Thư viện ảnh
Tìm kiếm
Tiêu đề:
Nhóm tin:
Sản phẩm nổi bật
  • Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá

    Điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện YDCT Thanh Hoá
    Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng hậu môn trực tràng, đừng ngần ngại, hãy đến với chúng tôi để được khám, tư vấn, điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Địa chỉ: Khoa Ngoại - Bệnh viện Y dược học cổ truyền Thanh Hoá 155 Trường Thi - TP Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá
  • Phòng tập

    Phòng tập
    Phòng tập vật lý trị liệu - PHCN
  • Thuốc tự sản xuất

    Thuốc tự sản xuất
    Hiện tại, Bệnh viện YDCT Thanh Hoá đã tự sản xuất bào chế được nhiều loại thuốc Đông dược như: Cao thực vật, cao lỏng dưỡng tâm an thần, cao viêm gan, cao trĩ, cao ban long. Đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện và có khả năng cung cấp các sản phẩm ra thị trường và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT
Các dịch vụ kỹ thuật
  • Cấy chỉ Catgut

    Cấy chỉ Catgut

    QUY TRÌNH CẤY CHỈ                                           . . .

  • Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

    Điện xung điều trị

  • Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

    Điện phân thuốc

  • Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    Siêu âm điều trị bằng máy EU-940

    I- KHÁI NIỆM:   Âm là nhưng giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở                 . . .

  • Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

    Kéo giãn cột sống bằng máy TM 400

  • Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt

    Ghế xoa bóp bấm huyệt toàn thân bằng máy

  • Tập ròng dọc đa năng

    Tập ròng dọc đa năng

    ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU KẾT HỢP ĐIỆN DI THUỐC CỦA MÁY EU - 940

  • Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

    Tập ghế mạnh chân tay

  • Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

    Tập xe đạp phục hồi chức năng

  • Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

    Tập máy chạy đa năng

Bài thuốc hay
Khí công dưỡng sinh
Hỗ trợ trực tuyên
Đặt lịch khám trong giờ hành chính - 02373.712.935
 
 TRANG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH THANH HOÁ
Đơn vị chủ quản: Bệnh viện Y Dươc Cổ Truyền Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 155 - Trường Thi - Phường Trường Thi - TP. Thanh Hoá. Điện thoại: 0373. FAX: 037
Chịu trách nhiệm chính: BSCKII. Nguyễn Văn Tâm
 
Đăng nhập Trang riêng